Nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt là mô hình mới với nhiều ưu điểm: chi phí đầu tư nuôi lươn không bùn thấp, không đòi hỏi diện tích lớn, kỹ thuật nuôi đơn giản, lươn ít dịch bệnh, phù hợp với điều kiện nuôi tại nhiều khu vực. Hiện nay nhiều hộ dân áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt mang lại nguồn thu nhập khá cao. Do đó, nếu bà con muốn làm giàu từ mô hình nuôi lươn này thì hãy tham khảo cách nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Lãi lớn nhờ kỹ thuật nuôi lươn không bùn

Lãi lớn nhờ kỹ thuật nuôi lươn không bùn 

Lãi lớn nhờ kỹ thuật nuôi lươn không bùn

Mô hình nuôi lươn không bùn là mô hình kiểu mới, được thử nghiệm thành công tại nhiều địa phương và mang lại nguồn lợi nhuận cao cho người chăn nuôi.

Theo kinh nghiệm nuôi lươn của ông Nguyễn Hồng Dũng (ấp Phước Lộc, xã Thạnh Phú) thực hiện bể nuôi 30m2, thả 40 kg lươn giống (loại 30 con/kg) với mật độ 50 con/m2, tỷ lệ sống 75 – 80%. Sau 7 tháng nuôi và chăm sóc, lươn đạt trọng lượng khoảng từ 200 – 250g/con, thu hoạch khoảng 240 kg lươn thịt và bán với giá 125.000 đồng/kg. Trừ chi phí làm bể bạt, con giống, lợi nhuận nuôi lươn không bùn của ông đạt trên 14 triệu đồng/bể; từ đó ông mở rộng thêm bể nuôi, cho đến nay đã được 4 bể với diện tích gần 100 m2.

Kỹ thuật nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt

Kỹ thuật nuôi lươn trong bể lót bạt được thực hiện theo trình tự các bước như sau:

Chọn địa điểm đặt bể nuôi tôm

Bước đầu tiên trong mô hình, kỹ thuật nuôi lươn không bùn là chọn địa điểm thích hợp để đặt bể. Bà con nên chọn nơi thoáng, ít cây cối xung quanh và khu vực thuận tiện cho việc cấp, thoát nước.

Chuẩn bị vật liệu làm bể

Tiếp theo, bà con chuẩn bị một số vật liệu, dụng cụ để tiến hành làm bể nuôi tôm như: bạt nhựa HDPE lót hồ, cây tre để làm trụ, búa, kìm,…. 

Cách làm bể nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt

Bể nuôi lươn không bùn bằng bạt nhựa HDPE

Bể nuôi lươn không bùn bằng bạt nhựa HDPE

Trước khi tiến hành làm bể nuôi lươn không bùn, bà con nên san phẳng đất đặt bể có độ dốc nghiêng về hướng thoát nước để cấp, thoát nước tốt.

Sau đó, cắm trụ, dùng bạt nhựa loại dày không thoát nước quây quanh các trụ để tạo thành bể. Diện tích bể khoảng từ 30 – 80m2, cao khoảng từ 1 – 1,2m. Trước khi cho nước vào bể, nguồn nước nuôi lươn không bùn phải được diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng, mực nước khoảng 20 – 30cm và mặt nước thấp hơn miệng bể khoảng từ 40 – 50cm. Thả lục bình vào để tạo bóng râm, nơi trú ẩn cho lươn.

Cách chọn giống lươn

Khi chọn giống, bà con nên chọn kích thước lươn giống là cỡ 30 – 60 con/kg. Mật độ thả là 50 con/m2. 

Trước khi thả, bà con tắm nước qua nước muối 3 – 5% trong khoảng 10 – 15 phút để sát trùng và loại bỏ những con yếu.

Nên chọn những con lươn có màu vàng sẫm

Nên chọn những con lươn có màu vàng sẫm

Cách nuôi lươn trong bể lót bạt

Sau khi thả lươn giống khoảng 1 tuần, lươn bắt đầu thích nghi với môi trường mới và bắt đầu ăn mồi. Thức ăn tự nhiên của lươn thường là cua, ốc, tép, cá tạp, hến, vẹm,… Bà con có thể kết hợp với thức ăn viên công nghiệp có hàm lượng đạm cao (> 30% đạm) và cám đậm đặc. 

Mỗi ngày cho ăn từ 1 – 2 lần với lượng ăn bằng 5 – 7% trọng lượng lươn trong bể (nếu cho ăn nhiều lươn dễ chết, ăn ít lươn chậm lớn), thức ăn cho  vào sàn đặt ở vị trí cố định. Sau mỗi lần cho ăn, bà con vớt bỏ thức ăn thừa trong bể để hạn chế làm ô nhiễm môi trường nước nuôi. 

Khi trời âm u, mưa lạnh thì giảm lượng thức ăn lại và thức ăn phải thay đổi từ từ để lươn thích nghi. Ở giai đoạn đầu khi thả nuôi lươn không bùn, bà con phải cung cấp đầy đủ thức ăn, không để lươn đói vì chúng sẽ ăn nhau và giảm tỷ lệ sống. Định kỳ khoảng 7 ngày bà con trộn vitamin C, men tiêu hóa Bio vào thức ăn để tăng đề kháng và phòng bệnh cho lươn.

Phòng bệnh cho lươn nuôi

Phòng bệnh cho lươn nuôi

Phòng bệnh cho lươn nuôi

Trong quá trình nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt, lươn sẽ xuất hiện vài loại bệnh: bệnh tuyến trùng, bệnh đốm đỏ, bệnh sốt nóng, bệnh lở loét,… Cách trị bệnh cho lươn như sau:

  • Bệnh tuyến trùng: Dùng thuốc tím 2 – 3g/m3 hoặc Iodine 1 – 1,5g/m3 hòa tan với nước rồi tạt đều khắp bể nuôi.
  • Bệnh đốm đỏ: Bà con trộn thuốc Oxytetracycline hoặc Streptomycin vào thức ăn với liều lượng 50 –70 mg/kg trọng lượng lươn rồi cho ăn 5 – 7 ngày.
  • Bệnh sốt nóng: Bà con cần giảm mật độ nuôi, thay nước. Khi phát hiện bệnh, bà con dùng dung dịch Sunphat đồng 0,07 % với lượng 0,5 – 0,7g/m3 nước, sau 24 giờ tiến hành thay nước.
  • Bệnh lở loét: Cách điều trị tương tự như bệnh tuyến trùng.

Thu hoạch

Sau 6 tháng nuôi, lươn đạt kích cỡ khoảng 200 – 300g/con thì tiến hành thu hoạch. Bà con có thể thu hoạch lươn bằng cách rút hết nước để bắt lươn hoặc đặt lọp, nhử thức ăn. Sau khi thu hoạch, lươn được đưa vào bể nước sạch có sục khí để lươn hoàn toàn khỏe mạnh trước khi vận chuyển.

Trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt giúp lươn đạt năng suất cao, chi phí nuôi lươn thấp và mang lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều hộ gia đình. Bên cạnh đó,  còn mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Nếu bà con muốn thay đổi mô hình hiện tại sang mô hình nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt và muốn mua bạt nhựa HDPE lót hồ thì hãy liên hệ với Đỉnh Phong. Chúng tôi sẽ cung cấp sản phẩm chất lượng cao với giá tốt nhất.

 

Bài viết liên quan

  1. Bạt Chống Thấm HDPE Là Gì
  2. blank
  3. Chuẩn bị bạt nhựa HDPE
  4. blank
  5. Thường xuyên thay nước, tắm ếch và bổ sung vitamin, men tiêu hóa định kỳ cho ếch
  6. blank
  7. Hướng dẫn trồng dưa leo cho năng suất cao
  8. Các kỹ thuật trồng ớt cũng sẽ dựa trên kinh nghiệm trồng ớt
  9. Bạt Hdpe làm hồ giúp tăng năng suất tôm
  10. Thu hoạch tôm
  11. Giảm bệnh tật và dễ thu hoạch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

.