Dưa leo là một trong những loại rau ăn quả có thể gieo trồng quanh năm. Tuy nhiên, không phải mùa nào khi gieo trồng dưa leo cũng đạt năng suất cao. Để hạn chế được những tác động về thời tiết hay sự tấn công của các loại côn trùng gây hại cho dưa trong điều kiện thường. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn kỹ thuật trồng dưa leo trong màng nhà kính đảm bảo lượng năng suất lượng dưa leo gieo trồng. Theo dõi bài viết ngay nhé! 

Hướng dẫn trồng dưa leo cho năng suất cao

Hướng dẫn trồng dưa leo cho năng suất cao

Những thông tin cần biết trước khi trồng dưa leo

Trước khi bắt đầu gieo trồng dưa leo, tìm hiểu một số thông tin như: Thời điểm thích hợp để gieo giống, điều kiện đất phù hợp, môi trường thích hợp để dưa phát triển tốt,… Là những yêu cần thiết để chuẩn bị những điều kiện tối ưu cho dưa đạt năng suất cao. Cụ thể để tiến hành trồng dưa leo cần phải đạt đủ các chỉ số sau:

  • Về điều kiện khí hậu: 
    • Với khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta thực chất phù hợp để trồng dưa leo quanh năm. Nhưng dưa leo là loại rau ăn quả ưa nắng, do đó vào mùa nắng năng suất khi trồng dưa leo sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. 
    • Vào mùa mưa khi gieo trồng dưa chuột cây sẽ dễ bị úng nước dẫn đến phát triển chậm. Nhiệt độ thích hợp để trồng dưa sẽ rơi vào khoảng từ 15,5 0C – 35 0C
    • Nếu vào mùa mưa muốn trồng dưa có thể trồng trong các màng nhà kính và đây cũng là cách trồng dưa leo mùa mưa cho năng suất cao nhất. 
  • Về điều kiện đất phù hợp nhất:
    • Loại đất thích hợp để trồng dưa leo và để hỗ trợ kỹ thuật trồng dưa là đất cát pha thoáng khí. Nếu đất có phần tơi xốp và nhiều chất hữu cơ sẽ càng giúp cây được phát triển khỏe mạnh. Từ đó cho ra đời những trái dưa đều và ngon nhất. 
    • Ngoài ra, độ pH trong đất nằm trong khoảng từ 6-7 sẽ thích hợp nhất cho dưa phát triển. Nếu độ pH nhỏ hơn có thể xử lý bằng cách bón vôi cho đất. 
  • Với độ ẩm đất và không khí: 
    • Độ ẩm đất phù hợp nhất: từ 85% – 90%
    • Độ ẩm không khí phù hợp nhất: từ 90% – 95%.
  • Nhiệt độ và lượng ánh sáng đủ trong ngày: Tuy là loại ưa nóng nhưng nếu gặp điều kiện thời tiết quá nắng nóng cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của cây.
    • Nhiệt độ thích hợp để cho cây sinh trưởng tốt sẽ nằm trong khoảng từ: 16 – 35 0C.
    • Lưu ý: Nếu nhiệt độ đạt đến khoảng 40 0 C cây sẽ ngừng phát triển. 
    • Lượng ánh sáng đạt đủ hấp thụ trong một ngày sẽ nằm trong 10 – 12h/ngày, với cường độ đạt hiệu suất cao 15000 – 17000 lux. Nếu đạt đủ lượng thời gian và ánh sáng sẽ giúp rút ngắn thời gian lớn của quả.

Để dưa cho năng suất cao cần tìm hiểu các thông tin về khí hậu, điều kiện đất,...

Để dưa cho năng suất cao cần tìm hiểu các thông tin về khí hậu, điều kiện đất,…

Hướng dẫn kỹ thuật trồng dưa leo trong màng nhà kính cho năng suất cao

Sử dụng các màn nhà kính trong kỹ thuật trồng dưa leo F1 sẽ giúp người trồng kiểm soát được những điều kiện tác động tới cách trồng dưa chuột và cách chăm sóc dưa leo. Từ đó, giúp tăng năng suất khi thu hoạch dưa leo. 

Tham khảo hướng dẫn dưới đây để đảm bảo các kỹ thuật trồng dưa chuột tại nhà chính xác nhất.

Xử lý màng nhà kính

Để tiến hành các kỹ thuật trồng dưa leo tại nhà được đảm bảo và nhanh chóng. Trước tiên, màng nhà kính cần được xử lý để bảo đảm các yếu tố ban đầu như: độ pH đất đạt chuẩn, phun xử lý bên trong và ngoài để diệt côn trùng gây hại,… 

Sau khi lựa chọn được mảnh đất có đủ điều kiện để đặt màng nhà kính. Một số hoạt động cần làm khi thực hiện xử lý màng nhà kính là:

  • Bên trong màng nhà kính: 
    • Phần nền đất cần được xử lý quét dọn và làm đất bằng phẳng sạch sẽ. Kiểm tra độ pH cho thích hợp với điều kiện phát triển của dưa leo. 
    • Tiến hành sử dụng vôi bột để khử trùng đất cho đảm bảo, sử dụng quạt gió để làm không khí bên trong màng được thông thoáng.  
    • Lắp đặt đường ống nước theo bản kỹ thuật. Sau khi lắp đặt tiến hành kiểm tra phần vòi phun và sửa chữa ngay trước khi gieo trồng. 
    • Trước khi tiến hành trồng dưa từ 3-5 ngày, có thể dùng Clorin pha với nước (pha theo tỷ lệ chuẩn trên hướng dẫn sử dụng) phun toàn bộ bên trong nhà kính để khử khuẩn đất thêm một lần nữa. 
  • Bên phía ngoài xung quanh nhà kính: Tiến hành phun Aldrin ở phía xung quanh màn để hạn chế được côn trùng có thể xâm nhập vào màn nhà kính

Chuẩn bị bầu trồng dưa leo

Không giống như kỹ thuật trồng dưa leo ngoài tự nhiên sẽ thực hiện làm luống, kết giàn để cho dây leo theo giàn. Khi tiến hành trồng dưa leo trong màng nhà kính, phần đất sẽ được xử lý kỹ càng để đảm bảo có đủ chất dinh dưỡng cho từng số lượng cây phát triển. Sau đó sẽ được đúc thành từng bầu và đặt với mật độ thích hợp.

Khi thực hiện chuẩn bị bầu đất, cần tiến hành các bước như : 

  • Bước 1: Chuẩn bị một số phụ liệu khử chát, xơ dừa, vôi bột trộn chung với nhau để xử lý đất.
  • Bước 2: Dùng Clorin pha với nước theo tỷ lệ thích hợp (5 kg Clorin pha cùng với 1000 lít nước) tưới đều vào các giá để trồng dưa leo. Đợi qua đêm, hôm sau tiến hành tưới nước bình thường vào giá thể trồng (tưới khoảng 5m3).
  • Bước 3: Đợi 10 ngày sau tiến hành xử lý giá thể trồng. Tiếp tục dùng nước để tưới vào giá trồng dưa leo nhằm tạo độ ẩm trong giá để chuẩn bị đóng vào túi bầu (sử dụng gấp đôi lượng nước ở bước 2).   
  • Bước 4: Đóng các nguyên liệu đã được xử lý vào túi bầu với kích thước 30cm x 35cm (đường kính x chiều cao).
  • Bước 5: Chuyển túi bầu vào nhà màng theo đúng tỷ lệ trong kỹ thuật trồng dưa leo trong nhà màng.

 Mật độ và khoảng cách trồng dưa leo

Sau khi tiến hành xử lý đất và vào đất vào bầu đất, chúng ta cần sắp xếp các túi bầu theo đúng mật độ gieo trồng. Khoảng cách và mật độ này khi được sắp xếp cẩn thận sẽ cho ra những trái dưa phát triển đều đặn với các kích thước tương đương nhau. 

Mật độ và các khoảng cách nên lưu ý trong kỹ thuật trồng dưa leo phải từ:

  • Mật độ đặt bầu trồng dưa chuột: 1000m2 / 3.000 cây
  • Khoảng cách giữa các bầu với nhau: Khoảng cách giữa 2 bầu là khoảng 45cm và có thể đặt trên 1 máng tôn có chiều dài 45m giúp nhắm chừng khoảng cách dễ hơn.
  • Khoảng cách giữa các máng tôn tối thiểu là 1,2 m.

Một trong những yếu tố quyết định đến năng suất của cây dưa leo cho ra trái phụ thuộc rất nhiều đến giống cây. Với mỗi vùng khí hậu thì sẽ thích hợp cho từng loại giống dưa phát triển tốt nhất. Đồng thời, chọn đúng giống cây phù hợp sẽ cho ra lượng trái ngon và ngọt tự nhiên. 

Trên thị trường có rất nhiều loại giống dưa để có thể lựa chọn. Nhưng theo địa phương, dưa có 3 giống nổi tiếng và cho năng suất cao là: 

  • Dưa leo xanh cho vỏ xanh, ruột vừa và vị ngọt (thường được trồng tại Biên Hòa và các vùng Đông Nam Bộ). 
  • Dưa Bà Cai cho ruột nhỏ, dài và vị ngọt mát (thường được trồng dưới vùng Cần Thơ, Rạch Giá). 
  • Dưa chuột cho ra da xanh nhợt, cơm mỏng nhưng ruột dày, vị ít ngọt (thường được trồng tại các vùng Châu Đốc, Sóc Trăng). 
  • Ngoài ra, ở các vùng Tây Nguyên hay các vùng cao ưa chuộng trồng các giống dưa da xanh láng, ăn giòn và ngọt. 

Cách chăm sóc cây dưa leo

Sau khi tiến hành chọn giống và trồng dưa vào bầu, một trong những kỹ thuật trồng dưa leo cần lưu ý để cho cây phát triển tốt nhất cần phải chăm sóc cây dưa leo đúng cách.

Khi tiến hành tưới nước cần lựa chọn nguồn nước đạt vệ sinh như các nguồn: ao, hồ, sông, suối,… Đồng thời, cần tưới nước ngay khi trồng cây, tưới khi cây bén rễ hồi xanh, tưới lúc sáng sớm và chiều mát và tưới ngay khi đất có độ ẩm quá thấp (quan sát trên bề mặt đất), 

Sau 2 tuần sau khi tiến hành trồng và quan sát thấy cây đã cao khoảng 30cm nên tiến hành làm giàn leo cho dưa leo. Nếu các cây sau trong một bầu mọc quá dày cần tiến hành tỉa 4-5 các nhánh phụ, ngắt bỏ các chồi trên thân chính để hoa được sớm hình thành. Bước này cũng rất quan trọng trong các kỹ thuật trồng dưa leo giúp tăng năng suất tạo trái. 

Một trong những yếu tố để hỗ trợ cách trồng dưa leo sai quả cần phải kiểm soát sâu bệnh tấn công cây dưa leo. Cần xử lý giá thể kỹ càng trước khi vào đất trong bầu, trong các màng nhà kính cần làm cửa ra 2 lớp. Phòng ngừa bệnh bằng các chế phẩm từ Exin. Cuối cùng nếu các bước phòng và xử lý không hết sâu bệnh tấn công quá nhiều có thể phun thuốc trừ sâu để diệt.  

Thu hoạch dưa leo

Để thu đủ lượng dưa khi ra trái và khiến trái cho ra hết năng suất tạo trái của cây. Từ khi gieo hạt khoảng 25 ngày dưa sẽ cho trái. Hái dưa từ 5-8 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 ngày sẽ là thời gian để cây cho hết quả trong một đợt trồng. 

Sử dụng các màn nhà kính sẽ giúp người trồng kiểm soát được những điều kiện tác động tới cách trồng dưa chuột

Sử dụng các màn nhà kính sẽ giúp người trồng kiểm soát được những điều kiện tác động tới cách trồng dưa chuột

Trên đây là những hướng dẫn chính xác về “kỹ thuật trồng dưa leo” mà Đỉnh Phong mang đến cho bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về màng nhà kính hay để làm nơi trồng dưa cho năng xuất cao thì có thể tham khảo ngay màng nhà kính PE mà Đỉnh Phong cung cấp. 

 

Bài viết liên quan

  1. blank
  2. Màng phủ nông nghiệp 1m2 có rất nhiều công dụng khác nhau
  3. Phương pháp trồng dưa lưới trong màng nhà kính rất được ưa chuộng vì sẽ tăng năng suất thu hoạch trái
  4. Hướng dẫn cách trồng nấm rơm tại nhà màng kính
  5. blank
  6. Các kỹ thuật trồng ớt cũng sẽ dựa trên kinh nghiệm trồng ớt
  7. Lãi lớn nhờ kỹ thuật nuôi lươn không bùn
  8. Có thể kết hợp phương pháp trồng dưa bằng màng phủ trong nhà màng kính để tối ưu chất lượng dưa được thu hoạch
 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.