Dưa lưới là một trong những loại trái cây rất dễ ăn, ngọt thanh và giòn có chứa nhiều các vitamin A, C. Vì vậy đây cũng là một trong những loại trái cây mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để trồng được loại quả này khi thực hiện gieo trồng cần phải đúng kỹ thuật trồng dưa lưới. Vậy cách trồng dưa lưới và quy trình trồng dưa lưới như thế nào? Tại sao nên trồng dưa trong màng nhà kính? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp hết những thắc mắc trên ngay nhé!
Kinh nghiệm trồng dưa lưới tại nhà
Để biết cách trồng dưa lưới tại nhà cần phải dựa vào một số kỹ thuật
Không chỉ trồng tại các trang trại lớn, ngay tại nhà nếu có một khoảng đất vừa đủ thì cũng có thể trồng dưa lưới ngay tại nhà bằng một số kinh nghiệm và kỹ thuật trồng dưa lưới ngoài trời sau:
Chọn thời điểm trồng
Đặc điểm của quả dưa lưới và cây dưa lưới là những cây ưa sáng và thích ánh sáng mặt trời nhưng không quá gắt. Do đó, thời gian trồng dưa lưới cho cây phát triển tốt và cho nhiều trái nên chọn trồng vào mùa từ tháng 2 đến tháng 9 (dương lịch). Có 2 mùa trồng cây thích hợp nhất vào:
- Mùa vụ 1: Bắt đầu vào từ tháng 2 – 3 và thu hoạch vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5.
- Mùa vụ 2: Bắt đầu vào từ tháng 8 – 9 và thu hoạch vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12.
Chọn giống dưa lưới
Có rất nhiều giống dưa lưới có thể lựa chọn như: Dưa lưới ruột xanh, dưa lưới vàng ruột xanh, dưa lưới ngọt, dưa lưới ruột vàng,…. Tuy nhiên, kinh nghiệm chung khi lựa chọn các giống dưa để khi thực hiện cách ươm hạt dưa lưới hay cách trồng dưa lưới bằng hạt phát triển tốt. Nên chọn các loại hạt thuần chủng F1, tránh chọn các loại giống lai ghép để cho ra những quả dưa to và ngọt nhất.
Chọn vị trí trồng
Dưa lưới là một trong những loại cây thân leo, ưa nắng và thích những nơi rộng rãi để cây leo có thể thoải mái phát triển. Do đó, để có cách trồng dưa lưới tại nhà đúng cách có thể lựa chọn một số nơi thông thoáng như: Khoảng đất trống rộng rãi sau nhà, khoảng sân trước nhà, trên sân thượng hoặc ban công,… Không những vậy, lựa chọn những nơi rộng rãi cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển và ra trái của dưa lưới.
Chọn đất trồng
Cũng giống như các loại trái cây và rau ăn quả khác, dưa lưới cần được trồng những nơi có giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp. Nếu trồng dưa lưới tại các ban công, sân thượng thì có thể đặt mua đất tại các cửa hàng bán cây cảnh để đảm bảo chất lượng đất đã được xử lý kỹ càng trước khi tiến hành gieo trồng.
Nếu tiến hành gieo trồng tại các khoảng đất trống đất nghèo dinh dưỡng thì nên xử lý, bón phân lót trước khi trồng cây. Đất có thể được cuốc tơi, sau đó trộn với phân trùn quế, xơ dừa hoặc ủ phân lót.
Hướng dẫn cách trồng dưa lưới trong nhà màng
Phương pháp trồng dưa lưới trong màng nhà kính rất được ưa chuộng vì sẽ tăng năng suất thu hoạch trái
Hiện nay ngoài cách trồng dưa lưới tại nhà để dưa được đạt năng suất đồng đều đảm bảo kiểm soát chất lượng và hạn chế sâu bệnh tấn công. Các phương pháp trồng dưa lưới trong màng nhà kính rất được ưa chuộng và áp dụng.
Với mô hình sử dụng màng nhà kính PE sẽ được thực hiện theo cách trồng dưa dưới như sau:
Chuẩn bị nhà màng
Chuẩn bị nhà màng để trồng dưa lưới cũng không quá khác so với trồng các loại rau ăn trái hay các loại quả khác. Tùy thuộc vào diện tích mảnh đất sẵn có mà nhà màng sẽ được tính toán và lắp đặt cho phù hợp nhất.
Hầu hết khi tiến hành làm nhà màng kính PE sẽ lắp đặt tạo khung kín. Sau đó tiếp tục lợp mái bằng màng Polymer và bao quanh bởi bằng các lưới chống côn trùng chuyên dụng. Không thể thiếu hệ thống thông gió 2 cửa áp mái có màng che để có thể lấy được nguồn gió tự nhiên.
Giá thể trồng dưa lưới
Trong các màng nhà kính để đảm bảo kiểm soát được mật độ các cây trồng thì với mỗi cây con hoặc những hạt giống sẽ được ươm vào những giá thể khác nhau. Những giá thể này sẽ được xử lý sạch độ sẽ trước gồm các hỗn hợp như: đất, phân trùn quế, mụn dừa. Hỗn hợp này sau khi xử lý xong đảm bảo yêu cầu sẽ được cho vào các túi nilon và đặt vào nhà màng với khoảng cách trồng dưa lưới phù hợp nhất.
Lắp đặt hệ thống tưới
Sử dụng cách trồng dưa lưới với màng kính PE sẽ đi kèm với hệ thống tưới nước tự động nhỏ giọt. Trang bị hệ thống này sẽ đảm bảo được độ ẩm trong đất luôn luôn chuẩn. Ngoài ra, còn giúp tiết kiệm thời gian tưới nước 2 ngày một lần. Hệ thống sẽ được bố trí đặt ngay vào trong các giá thể, chỉ cần hẹn giờ nước trong bồn chứa sẽ được bơm và phân bổ đều vào trong các giá trồng.
Cách trồng dưa lưới
Dưa lưới là loại cây có thể thực hiện trồng bằng cả 2 phương pháp: Trồng bằng cây con cấy trực tiếp vào giá thể hoặc ươm trồng bằng hạt giống. Tuy nhiên, nếu sử dụng cách trồng dưa lưới trong nhà màng thường sẽ áp dụng phương pháp cấy cây con trực tiếp vào giá thể.
Sở dĩ khi trồng dưa lưới tại các màng nhà kính thường trồng bằng cây con vì để đảm bảo sự sinh trưởng và thu hoạch đồng đều giữa các cây và trái sau khi thu hoạch. Trong quá trình chăm sóc nếu các cây con cùng ở một độ tuổi cũng sẽ dễ dàng chăm sóc hơn.
Kinh nghiệm chọn cây giống đạt chuẩn nên chọn nhưng cây con thân mập, có từ 2 -3 lá, chắc chắn, cao chừng 7 – 10 cm và đã được gieo trên 10 ngày. Lựa chọn nhưng cây đồng đều gần giống nhau để vào giá trồng đã chuẩn bị. Lưu ý, khi trồng nên lựa chọn trồng vào những buổi chiều mát và sau khi trồng cần tưới nước để đảm bảo đủ độ ẩm trong đất để nuôi cây.
Cách chăm sóc dưa lưới
Để chăm sóc dưa lưới đảm bảo phát triển tốt cần phải thực hiện tưới nước, bón phân, treo cây, tỉa chồi đầy đủ.
- Tưới nước: Khi trồng dưa lưới trong màng nhà kính đã được trang bị hệ thống tưới nước nhỏ giọt. Vì vậy chỉ cần thường xuyên kiểm tra lại hoạt động hệ thống sẽ đảm bảo được cây sẽ được tưới nước đầy đủ.
- Bón phân: Để thúc đẩy cây sinh trưởng tốt và ra trái đạt chất lượng cao nên sử dụng các loại phân chứa các nhóm chất cần thiết Mg, N, P, S,K, Ca,…
- Treo cây và tỉa chồi:
- Dưa lưới là cây thân leo vì vậy sau khi cây đã phát triển nhánh (từ 7 – 10 ngày) cần phải buộc dây, uốn ngọn theo dây đã buộc lên dàn để định hình thân leo. Việc treo cây cũng sẽ giúp những quả dưa khi được hình thành được mọc vào vị trí thích hợp nhất.
- Thực hiện tỉa chồi cành từ ngày thứ 10 để tránh cây tập trung dinh dưỡng vào những chồi dư thừa. Nên cắt những chồi mới và chỉ nên giữ lại các cành nách để hoa có thể sinh sản.
Thu hoạch
Những trái dưa có bề mặt bên ngoài đẹp, cuống có nhiều vết nứt là có thể tiến hành kiểm tra và thu hoạch trái. Thông thường, sau 2 tháng trồng cây vào giá thì cây đã cho hoa và phát triển quả. Không nên thu hoạch những trái đã chín vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng khi vận chuyển đến địa điểm tiêu thụ.
Đánh giá ưu điểm của trồng dưới lưới trong nhà màng
Trồng dưa lưới trong nhà màng kính sẽ là một trong những cách trồng dưa lưới hiện đại khi áp dụng nhiều công nghệ và kỹ thuật vào trong trồng trọt. Những sản phẩm dưa lưới khi được trồng trong nhà màng sẽ ít gặp các vấn đề về sâu bệnh tấn công. Các kỹ thuật hiện đại sẽ giúp kiểm soát chất dinh dưỡng cho các cây được phát triển tối đa.
Không những vậy còn giúp tiết kiệm công sức lao động nhờ sự hỗ trợ từ các hệ thống hỗ trợ. Từ đó, tăng năng suất của cây trồng và đảm bảo được mức độ đồng đều của những quả dưa lưới sau thu hoạch.
Để các màng kính phát huy được những ưu điểm vượt trội mà chúng mang lại thì nên lựa chọn đơn vị cung cấp màng nhà kính uy tín, chất lượng. Bạn có thể tham khảo ngay các loại màng nhà kính tại Đỉnh Phong đang nhập khẩu và sản xuất trực tiếp với các máy móc vô cùng hiện đại. Đảm đảm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm màng nhà kính vô cùng chất lượng với giả cả rất phải chăng.
>> Tham khảo thêm: Màng nhà kính
Cách trồng dưa lưới vàng hay các loại dưa lưới đều được đảm bảo cả chất lượng và số lượng khi trồng trong nhà màng
>> Xem thêm: Quy trình trồng nấm rơm, kỹ thuật trồng dưa leo, kỹ thuật trồng cà chua, kỹ thuật trồng dưa hấu
Trên đây là những “cách trồng dưa lưới” đơn giản tại nhà và tại các màng nhà kính để đạt năng suất cao mà Đỉnh Phong mang đến cho bạn.
Bài viết liên quan