Các mô hình nhà lưới trồng rau sạch và an toàn nhất

Trong những năm trở lại đây, việc trồng rau theo tiêu chuẩn an toàn ngày càng được phát triển. Chính vì thế đã có rất nhiều hộ gia đình đã xây dựng những mô hình nhà lưới trồng rau cho riêng mình. Vậy, muốn trồng rau nhà lưới phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì và làm như thế nào. Có những loại mô hình nhà lưới trồng rau sạch nào đang được áp dụng. Hãy cùng Đỉnh Phong tìm hiểu cách làm nhà lưới trồng rau đơn giản.

Những mô hình nhà lưới trồng rau nào được áp dụng hiện nay
Những mô hình nhà lưới trồng rau nào được áp dụng hiện nay

Tại sao nên làm nhà lưới cho rau?

Nhà lưới trồng rau được xem là phương pháp trồng hiện đại, cải thiện rất nhiều về năng suất so với việc trồng rau truyền thống bởi nhờ mang lại một số ưu điểm sau:

  • Nhờ có lưới bao trùm xung quanh nên không lo rau củ bị côn trùng, sâu bọ phá hoại, đây cũng là lý do không cần phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó cho nguồn rau sạch từ nhà lưới trồng rau sẽ giúp bạn yên tâm khi sử dụng cho gia đình.
  • Có thể chủ động điều chỉnh nhiệt độ bên trong nhà lưới nông nghiệp thích hợp cho các loại rau phát triển tốt ngay cả khi trồng rau trái mùa.
  • Đem lại năng suất trồng rau cao, chủ động hơn trong quá trình chăm sóc, kiểm soát và điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ giúp rau sinh trưởng và phát triển tươi tốt.
  • Nhà lưới trồng rau giúp hạn chế được sử ảnh hưởng lớn của thời tiết.

Các mô hình nhà lưới trồng rau sạch và an toàn nhất

Hiện nay, 2 mô hình nhà lưới trồng rau trong nhà màng được áp dụng phổ biến bao gồm:

Mô hình nhà lưới trồng rau sạch kín

Mô hình trồng rau nhà lưới kín
Mô hình trồng rau nhà lưới kín

Hiểu một cách đơn giản, mô hình nhà lưới kính là mô hình nhà được che phủ hoàn toàn bằng lưới bao gồm phần mái, phần xung quanh và kể cả cửa ra vào cũng được che chắn bằng lưới để ngăn chặn các loại côn trùng: bướm, bọ cánh cứng, châu chấu,… ở bên ngoài tấn công.

Với mô hình nhà lưới trồng rau sạch kín sẽ có quy mô diện tích từ 500 – 1000m2. Về phần mái có thể thiết kế theo kiểu mái bằng hoặc mái dốc 2 mái, độ cao từ 2 – 4m với thời gian sử dụng từ 6 – 8 tháng. 

Ưu điểm 

  • Ngăn chặn các loại côn trùng, sâu bọ xâm nhập vào. Điều này cũng đồng nghĩa sẽ hạn chế sử dụng thuốc thực vật, nhờ vậy mà đem lại nguồn rau sạch và an toàn cho mọi người.
  • Việc thâm canh, tăng vụ  cũng được sử dụng triệt để. Rau có thể phát triển bình thường cả trong mùa mưa hoặc điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
  • Cho năng suất cho cây trồng. 

Nhược điểm

Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời của việc thiết kế nhà lưới trồng rau thì vẫn có những hạn chế như về mùa nắng do không được thông gió, nhiệt độ trong nhà lưới trồng rau sẽ cao hơn ở ngoài 1-  2oC làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rau.

Mô hình nhà lưới trồng rau sạch hở

Mô hình trồng rau nhà lưới hở
Mô hình trồng rau nhà lưới hở

Nhà lưới trồng rau sạch hơ chủ yếu được thiết kế nhà kính trồng rau sạch để che phủ phần mái và một phần xung quanh nhà lưới nhằm giảm bớt các tác động của thời tiết mưa, gió. 

Nhà lưới hở có thể sử dụng cho quy mô diện tích 500m2 – 1ha theo từng hộ gia đình hoặc các hộ liên kết với nhau và có độ cao nhà khoảng từ 2 – 2.5m.

Ưu điểm

  • Do chỉ có 1 phần che lưới bên trong nhà nên đảm bảo được độ thông thoáng. Điều này sẽ giúp các cây trồng phát triển tốt đặc biệt là vào mùa mưa hay những thời điểm nắng nóng cao.
  • Thiết kế đơn giản, tiết kiệm chi phí bởi chỉ có cột chống, căng dây kẽm và kéo lưới nên giá thành nhà lưới thấp trồng rau hở thấp hơn khoảng 50% so với nhà lưới kín.

Nhược điểm

  • Mô hình nhà lưới trồng rau hở không có tác dụng ngăn chặn côn trùng gây hại. 
  • Để ứng dụng với quy mô lớn thì cần phải nối các nhà lưới trồng cây rau hở nhỏ với nhau do độ vững chắc của mô hình không cao.

Yêu cầu kỹ thuật của nhà lưới trồng rau sạch 

Để mang lại hiệu quả sử dụng nhà lưới trồng rau sạch, bạn cần tuân thủ một số yêu cầu sau đây.

Đối với bộ khung nhà lưới

Cột nhà lưới: Sử dụng loại thép mạ kẽm có độ bền cao dạng hình tròn hoặc hộp độ dày trên 2 ly (mm) tùy thuộc vào chiều cao nhà, bước gian, chiều rộng của nhà.

Cửa: có thể làm cửa trượt, cửa mở bằng khung thép.

Trụ móng: Nhà lưới phải được đúc bê tông vững chắc cao hơn bề mặt đất 20 – 30cm với mục đích bảo vệ phần chân cột. Ngoài ra, khoảng cách giữa các trụ theo chiều ngang nhà lưới trồng rau phải từ 2 – 3 m, theo chiều dọc từ 6 – 10m và chiều cao cột từ 3 – 4m.

Khung mái

  • Sử dụng mái vòm bằng hoặc mái vòm lệch và giữa hai phần lệch của hai khung vòm sẽ là cửa thông gió rộng từ 40 – 50 cm, đảm bảo được chắn bằng lưới chắn côn trùng. Điều này sẽ giúp giảm diện tích bị nung nóng, phân tầng luồng không khí và điều tiết khí hậu trong môi trường nhà lưới. Khoảng cách giữa 2 thanh vòm từ 2 – 3m.
  • Kết nối các thanh khung sườn bằng thanh giằng hoặc co nối phức hợp chữ “Y” hoặc chữ “L” tạo thành kết cấu vững chắc chịu lực tốt và lắp ráp dễ dàng.

Đối với hệ thống lưới

Toàn bộ phần mái và tường bao xung quanh được thiết kế bằng lưới chắn côn trùng, có thể thay thế sử dụng màng nhà kính.

Khung nhà được liên kết với lưới chắn côn trùng bằng nẹp và zigzag lò xo hoặc dây kẽm để đảm bảo chắc chắn cho nhà lưới.

>>> Xem thêm:

Tham khảo một số mẫu nhà lưới trồng rau đơn giản, rẻ đẹp

Mẫu nhà lưới trồng rau mini
Mẫu nhà lưới trồng rau mini
Mẫu trồng hoa nhà kính
Mẫu trồng hoa nhà kính
Mẫu trồng rau nhà lưới
Mẫu trồng rau nhà lưới
Một Mẫu trồng hoa nhà kính
Một Mẫu trồng hoa nhà kính

>> Xem thêm: Quy trình trồng nấm rơm, kỹ thuật trồng dưa leo, kỹ thuật trồng cà chua, kỹ thuật trồng ớt, cách trồng dưa lưới

Tổng hợp một số mẫu trồng rau nhà lưới được sử dụng phổ biến hiện nay.

Những thông tin về nhà lưới trồng rau đã giúp bạn có thêm kiến thức mới, nếu có thắc mắc về mô hình trồng rau nhà lưới hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với Đỉnh Phong để được tư vấn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *