Thiết kế nhà kính trồng rau sạch đang ngày càng được sử dụng rộng rãi bởi mang lại những sản phẩm rau sạch, tăng năng suất cây trồng và an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, để có được mô hình nhà kính trồng rau sạch trong nhà kính thì cần phải tính toán xây dựng sao cho chính xác. Để hiểu hơn về cách thiết kế nhà kính trồng rau sạch hiệu quả, hãy cùng Đỉnh Phong theo dõi bài viết dưới đây!

Hướng dẫn thiết kế nhà kính trồng rau sạch đơn giản
Hướng dẫn thiết kế nhà kính trồng rau sạch đơn giản

Nhà kính trồng rau là gì?

Nhà kính hay còn gọi là nhà lưới, nhà màng là một công trình có mái che hoặc tường được làm bằng kính hoặc các vật liệu tương tự trong nông nghiệp để tránh các tác hại từ thời tiết, tạo một lớp chắn cho cây trồng khỏi sâu bệnh, tia UV hoặc các chất độc hại giúp cây có môi trường sinh sống thuận lợi. Vì vậy, trồng cây trong nhà kính sẽ giúp tăng cao năng suất hơn.

Những lợi ích khi thiết kế nhà kính trồng rau

Những lợi khi khi trồng rau nhà kính là gì
Những lợi khi khi trồng rau nhà kính là gì

Thiết kế trồng rau trong nhà kính trồng rau sạch là giải pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe con người và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một số lợi ích khi thiết kế nhà kính trồng cây/ rau sạch có thể kể đến như:

  • Hạn chế sâu bệnh: Ngăn cản côn trùng gây hại hoặc các mầm bệnh từ côn trùng gây ra.
  • Giúp cây phát triển tốt: Duy trì môi trường sinh trưởng cho cây một cách lý tưởng nhất, giúp cây phát triển khỏe mạnh và nhanh hơn.
  • Hạn chế ảnh hưởng của thời tiết: Việc thiết kế nhà kính trồng rau sạch sẽ hạn chế các tác động của môi trường bên ngoài như: gió, mưa, nắng lên cây trồng, nhờ vậy mà cây trường được phát triển tối ưu nhất có thể.
  • Chống tin UV: Thiết kế nhà kính trồng rau sạch sẽ giúp hạn chế tia cực tím chiếu trực tiếp vào cây trồng, giúp cây trồng có màu sắc đẹp, đều hơn và phát triển tốt nhất. Đặc biệt với thiết kế nhà kính trồng rau sạch theo vòm sẽ giúp cây rau có đủ ánh sáng hơn.

Hạn chế của việc ứng dụng nhà kính nông nghiệp

Bên cạnh những lợi ích mà thiết kế nhà kính trồng rau sạch mang lại thì vẫn còn một số hạn chế mà chúng ta cần nắm như:

  • Vấn đề lớn đối với nhiều hộ nông dân là chi phí chi phí xây dựng nhà kính trồng rau sạch đầu tư để xây dựng thiết kế nhà kính trồng rau sạch là khá cao.
  • Thứ hai là gây cản trở cho việc xới đất bằng máy.

Những loại vật liệu làm màng nhà kính

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều màng nhà kính với mẫu mã, kiểu dáng, kích thước và chất liệu đa dạng. Vậy làm thế nào để lựa chọn loại vật liệu màng nhà kính tốt nhất hiện nay để sử dụng cho thiết kế nhà kính trồng rau sạch. Đừng lo! Hãy cùng tham khảo một số vật liệu làm nhà kính công nghệ nhà kính cao giúp phân tán ánh sáng và tạo điều kiện ánh sáng tốt hơn cho cây trồng phát triển khỏe mạnh.

1. Kính

Kính vốn từ lâu là một lớp phủ truyền thống trong việc xây dựng, thiết kế nhà kính trồng rau sạch bởi mang lại những ưu điểm như:

  • Mức độ truyền tải ánh sáng tốt trong bức xạ ánh sáng cực tốt.
  • Có khả năng giữ nhiệt tốt vào ban đêm khá ổn định.
  • Hạn chế tác động của tia cực tím.
  • Độ bền cao theo thời gian sử dụng.
  • Chi phí bảo trì thấp.

2. Tấm nhựa

Đây là chất liệu đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, thiết kế nhà kính trồng rau sạch bởi khả năng giữ nhiệt rất tốt, hạn chế được tác động của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời.

Về cơ bản, có 3 nguyên liệu chính sử dụng trong loại tấm nhựa này gồm: polycarbonate, acrylic (methyl methacrylate) và sợi thủy tinh.

Nhựa Polycarbonate (PC)

Nhựa polycarbonate tức PC, khi sử dụng nhựa PC để làm màng nhà kính trồng rau sẽ mang lại như ưu điểm sau:

  • Có độ bền cao nhất trong các nguyên liệu sử dụng để sản xuất màng nhà kính hiện nay.
  • Duy trì lượng nhiệt và độ ẩm khá tốt cho cây trồng bên trong nhà kính.
  • Cho ánh sáng trong suốt khoảng 85 – 91%.
  • Có khả năng phong tỏa một phần của quang phổ tia cực tím, đẩy lùi các loài côn trùng gây hại, từ đó giúp cây phát triển tốt nhất.
  • Tương đối rẻ tiền.
  • Lắp đặt dễ dàng do trọng lượng nhẹ.

Sợi thủy tinh

Đây là vật liệu có khả năng truyền tải ánh sáng tốt nhưng điểm trừ là dễ bị thoái hoá bởi tia UV, bụi, ô nhiễm và dễ cháy. Do đó, sợi thủy tinh ít khi được sử dụng.

Tấm nhựa 2 thành (2 tầng)

Loại tấm nhựa sử dụng chất liệu acrylic hoặc polycarbonate. Acrylic có màu vàng nhạt và polycarbonate trong suốt. Những điểm nổi bật như: Trọng lượng nhẹ, cách nhiệt tuyệt vời, dễ dàng thi công lắp đặt, cho truyền ánh sáng tốt và tuổi thọ cao ít nhất là 10 năm.

3. Màng nhà kính nhựa plastic film

Thiết kế nhà kính trồng rau sạch bằng chất liệu PE
Thiết kế nhà kính trồng rau sạch bằng chất liệu PE

Có thể nói màng nhà kính nhựa plastic film là loại vật liệu được sử dụng trong xây dựng, thiết kế nhà kính trồng rau sạch phổ biến nhất hiện nay. Với tính linh hoạt, hiệu suất cao cùng với chi phí giá rẻ nhất trong số các vật liệu nhà kính. Một số ưu điểm có thể kể đến như:

  • Độ bền khá cao.
  • Có khả năng giảm tổn thất nhiệt.
  • Có khả năng làm giảm sự hình thành giọt nước ở lớp mặt trong của màng nhà kính.
  • Làm giảm lượng bụi bám vào màng nhà kính.
  • Truyền ánh sáng cao, giữ lại tia hồng ngoại, ngăn tia UV và kiểm soát bụi và sắc tố màu.

Hiện nay, chất liệu làm màng nhà kính nhựa plastic film sử dụng rộng rãi đó là polythene (màng nhà kính PE). Đây là loại nhựa có sẵn trong ngành nhựa nên có giá thành rẻ, độ bền cao, loại màng phủ nhà kính này có thể sử dụng được cả trong các ứng dụng công nghiệp lớn cho đến cả các tiện ích cá nhân. Nhựa PE có tuổi thọ trung bình khoảng từ 3 – 5 năm.

Tại Đỉnh Phong, chúng tôi liên tục tìm hiểu ứng dụng các công nghệ mới nhằm cung cấp các loại vật liệu nhà kính mang lại chất lượng tốt nhất, khả năng truyền khuếch tán ánh sáng cao.

4. Màng nhà kính Israel

Màn nhà kính Israel được sản xuất phổ biến tại các tỉnh thành: TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng,… Đây là sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, thiết kế nhà kính trồng rau sạch bởi giúp bảo vệ đất trồng và chống nhiễm khuẩn cực kỳ tốt.

  • Màng phủ nhà kính có độ trong suốt cùng độ bền cao.
  • Chống tia cực tím.
  • Có thể chống lại các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
  • Hạn chế côn trùng gây bệnh.

Mô hình nhà kính nông nghiệp và kinh nghiệm thi công đúng kỹ thuật

Các mô hình nhà kính trồng rau

Nhà kính trồng rau được chia thành các nhóm dựa trên lượng bổ sung cần thiết để có thể sản xuất và giữ cho cây có nhiệt độ ổn định. Dưới đây là các loại mô hình nhà kính trồng rau củ quả được áp dụng:

Nhà kính lạnh: Mô hình nhà kính này sẽ bảo vệ cho cây trồng tốt nhất, nhưng nhiệt độ bên trong nhà kính vẫn có thể giảm xuống dưới mức đóng băng cây trong màu đông bởi nhà kính không có nguồn nhiệt bổ sung.

Nhà kính mát: Loại mô hình này sẽ ấm hơn so với nhà kính lạnh, sẽ giúp cây trên mức đóng băng và trong phạm vi nhiệt độ từ 7 – 10 độ C. Mô hình này phù hợp với những thực vật nhạy cảm sương như: hoa dâm bụt, hoa lan lữ.

Nhà kính ấm: Cung cấp lượng khí ấm với khoảng 13 độ C cho cây trồng. Tuy nhiên, mô hình này sẽ không phù hợp với những loại cây nhiệt đới mà sẽ thực sự phù hợp với loại cây ưa ấm áp như: hoa lan, dương xỉ.

Nhà kính nóng: Thiết kế nhà kính trồng rau sạch theo mô hình này để chứa thực vật nhiệt đới như cây sơn, dieffenbachia, caladium,… trong nhà kính từ 15.5 độ C hoặc cao hơn chúng yêu cầu lượng nhiệt bổ sung. Mô hình nhà kính này sẽ rất tốn kém để duy trì. 

Cách làm nhà kính trồng rau sạch đúng kỹ thuật

Một số điều cần biết về kinh nghiệm thiết kế nhà kính trồng rau sạch của nhiều nhà vườn chuyên nghiệp mà quý khách có thể tham khảo.

Bản vẽ nhà kính trồng rau

Bạn có thể áp dụng cách làm nhà lưới trồng rau sạch trên sân thượng, hãy thiết kế kết cấu của nhà kính như một môi nhà bạt hoặc mắc mùng trong nhà.

Lớp che phủ trên mái nhà kính

Lựa chọn vật liệu nhà kính theo từng loại cây trồng, vị trí và khí hậu. Thiết kế nhà kính trồng rau sạch bằng polyethylene là sự lựa chọn tốt nhất bởi giá thành rẻ và có 2 lớp sẽ ít tốn kém nhiệt hơn.

>>> Xem thêm:

Chi phí xây dựng nhà kính

Chi phí xây dựng và thiết kế nhà kính trồng rau sạch còn phải phụ thuộc vào cấu trúc và thành phần bên trong nhà kính. Thông thường, các mẫu thiết kế nhà kính trồng rau sạch sẽ có chi phí khoảng từ 100 – 200 ngàn/m2 và đồng thời còn phụ thuộc vào chất liệu của khung sườn như: khung thép, khung kính,…

Các thành phần của nhà kính

Tùy thuộc vào mục đích và mô hình canh tác mà xây dựng nhà kính 1 tầng, 2 – 3 tầng tùy ý. Tuy nhiên, quý khách cần phải tính toán cẩn thận, hợp lý về cơ cấu cũng chi phí thiết kế thi công nhà kính nông nghiệp để tránh chi phí phát sinh quá chênh lệch với tính toán.

  • Khung: Theo các chuyên gia, thiết kế nhà kính trồng rau sạch thì phải lựa chọn khung sườn có tính linh hoạt cao, tháo lắp dễ dàng, sức chịu lực tốt.
  • Mái lợp: Ưu tiên lựa chọn loại màng kính như polythene, polycarbonate, acrylic methyl methacrylate.
  • Bức tường: Nhà kính trồng rau có thể sử dụng vật liệu lợp trên mái hoặc lưới chống côn trùng như lưới mùng, lưới ruồi.
  • Hệ thống làm mát và thông gió: Quạt gió là thiết bị quan trọng giúp trao đổi không khí bên trong và bên ngoài để không gian hệ thống nhà kính được cân bằng nhiệt độ nhất định nhất.
  • Sàn: Tương tự như mô hình nhà kính trồng rau ở Đà Lạt vẫn sử dụng các màng phủ công nghiệp như: phủ đất, nilon ủ đất để lót trên mặt sàn đất, vừa ngăn cỏ dại, vừa có thể lót trong các lối đi giúp nhà vườn sạch sẽ. Ngoài ra, quý khách có thể dùng bê tông để làm lối đi riêng.

Các kiểu nhà kính trồng rau sạch phổ biến hiện nay

Một số mẫu nhà kính đẹp được sử dụng phổ biến hiện nay:

Mẫu nhà kính trồng hoa
Mẫu nhà kính trồng hoa
Mẫu nhà kính trồng rau
Mẫu nhà kính trồng rau
Mẫu nhà kính trồng rau thủy canh
Mẫu nhà kính trồng rau thủy canh
Mẫu nhà kính trồng rau greenhouse
Mẫu nhà kính trồng rau greenhouse

>> Xem thêm: cách trồng nấm rơm tại nhà, kỹ thuật trồng cà chua, kỹ thuật trồng ớt, cách trồng dưa lưới, kỹ thuật trồng dưa leo

Những thông tin về thiết kế nhà kính trồng rau sạch đã giúp quý khách có thêm kiến thức hữu ích. Nếu quý khách đang cần thi công nhà kính trồng rau, muốn tư vấn vật liệu cho việc thiết kế nhà kính trồng rau sạch hãy liên hệ với Đỉnh Phong ngay bây giờ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

.