Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, nằm trong danh sách các mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn nhất nước ta. Hiện nay, mô hình nuôi tôm chân trắng đang cực kỳ ưa chuộng tại Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng thu được hiệu quả và năng suất tốt. Bài viết này sẽ chỉ ra những điểm cần lưu ý và bật mí một số kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng cần thiết cho những nhà nuôi.

Đôi nét về tôm thẻ chân trắng

Đặc điểm cấu tạo của tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có đặc điểm như thế nào
Tôm thẻ chân trắng có đặc điểm như thế nào

Tôm thẻ chân trắng là loại tôm có màu xanh lam và xanh nhạt, chân bò có màu trắng ngà nên gọi là tôm chân trắng. Chúng có cấu tạo vỏ mỏng phía ngoài và cơ thể không có sọc. Dưới chùy có 2 – 4 răng cưa, đôi khi có tới 5 – 6 răng cưa phía bụng. Loại tôm này có gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mang và móng mang, gan và cột sống rõ rệt. Tim của chúng có màu đen và bàn chân trước có phấn.

Tôm chân trắng không có chi trên, có rãnh trung tâm ở phần đuôi. Đặc tính này tương tự như loài cá không có túi tinh, phần xương nằm giữa chân số 4 và 5 của một con tôm trưởng thành có dạng hình chữ W.

Thức ăn của tôm thẻ

Tôm chân trắng là động vật ăn tạp, thức ăn của chúng chủ yếu là động vật phù du. Tôm mới lớn còn ăn những loại ấu trùng sinh vật đáy, trong khi tôm trưởng thành ăn động vật sống/chết, giun, côn trùng, thực vật,…

Ngoài ra, loài tôm này còn ăn những động vật có thân mềm nhỏ, động vật giáp xác, tảo,… Với những loại thức ăn nhân tạo thường có khả năng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng không cao, chỉ khoảng 25 – 30% lượng protein thô.

Môi trường sống của tôm thẻ

Đặc tính môi trường sống của tôm thẻ chân trắng
Đặc tính môi trường sống của tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có khả năng thích nghi cao với môi trường sống. Chúng thường sống ở môi trường tự nhiên dưới đáy biển có độ sâu từ 0 – 72m và có thể sinh trưởng tốt trong môi trường nước có độ mặn từ 0.5 – 35, nhiệt độ từ 6 – 40 độ C. 

Tôm chân trắng có khả năng chịu đựng nhiệt độ cao lên đến 43.5 độ C tuy nhiên khả năng sống trong môi trường nhiệt độ thấp là rất kém. Nếu nhiệt độ vùng nước < 18 độ C có thể ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống của tôm, trong khi nhiệt độ < 9 độ C sẽ khiến tôm nằm nghiêng. Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng cần kèm theo vấn đề vệ sinh sạch sẽ môi trường sống với lượng oxy hòa tan > 4 mg/L.

Tôm chân trắng có khả năng sống trong môi trường nước ngọt, nước lợ, nước biển và có thể sống sót trong khoảng thời gian khá lâu sau khi lấy ra khỏi mặt nước. Để có được năng suất cao nhất, bạn cần phải biết được những kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng và cải tạo ao nuôi được đúc kết trong phần tiếp theo của bài viết sau đây.

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại hiệu quả kinh tế cao
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại hiệu quả kinh tế cao

Mặc dù tôm thẻ chân trắng có khả năng thích nghi khá cao tuy nhiên không nên vì thế mà chủ quan về kỹ thuật nuôi tôm, dẫn đến việc chăn nuôi không mang lại hiệu quả và chất lượng. Sau đây là quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng theo trình tự đúng chuẩn cho nhà nuôi:

Chuẩn bị ao nuôi và nhà bạt

Thiết kế một ao nuôi hình vuông có diện tích từ 1000 – 3000 m2, được lót bạt xung quanh hoặc bê tông hóa có lắp đặt hệ thống xi-phông đáy. Vì được nuôi trong môi trường nhà bạt kín gió nên ao tôm cũng cần phải được tăng cường hệ thống sục khí đáy và quạt nước để đảm bảo đủ hàm lượng oxy.

Đối với kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng bằng nhà bạt, bạn có thể dựng nhà bằng cọc bê tông hoặc cọc gỗ:

  • Nhà bạt dùng cọc bê tông: Sử dụng cột bê tông có độ dài 5 – 6m làm trụ đỡ, chăng dây cáp bọc nhựa xung quanh để tạo khung. Để phòng tránh xô bạt, bạn cần chăng dây cáp bọc nhựa lên trên trước khi phủ bạt kín.
  • Nhà bạt dùng cọc gỗ: Sử dụng các cột gỗ có đường kính khoảng 6cm, dùng dây thép (đường kính 2.4mm) để buộc dựng thành khung cột và nâng đỡ giá lưới. Dựng các cột gỗ cách nhau tầm 1.2m sau đó phủ một tấm phim nhựa mỏng lên trên. Trong lúc thiết kế nhà bạt cần lưu ý tạo cửa để dễ dàng ra vào quản lý quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng.

Lưu ý: Trước khi nuôi tôm thẻ chân trắng cần có biện pháp cải tạo ao tốt, sử dụng lượng bùn đáy khoảng 5 – 10cm hoặc nếu phủ bạt thì phải bóc lớp bạt cũ. Sau đó, bón vôi với liều lượng từ 15 – 17kg và phơi đáy 5 – 7 ngày. Nếu ao rải bạt đáy thì tiến hành rải bạt mới, sau đó cấp nước vào khoảng 1.2 – 1.4m.

Thả giống và thức ăn

Thời gian thả giống lý tưởng là từ tháng 8 – 10 âm lịch, lúc này nhà nuôi có thể chăm sóc và thu hoạch trước tết để bán được giá cao.

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng cần áp dụng mật độ thả giống thích hợp cụ thể như sau:

  • Nuôi đa cấp: Thả giống với mật độ trung bình tầm 80 con/m2.
  • Nuôi 1 cấp: Thả giống mật độ 80 – 120 con/m2.

Để thuận lợi hơn trong cách nuôi tôm thẻ chân trắng, bạn cần chọn những loại giống được cấp phép sản xuất theo quy định của Ngành Thủy sản: khỏe mạnh, cỡ tối thiểu là P12 trở lên. Bên cạnh đó giống tôm này cũng cần được cơ quan thú y cấp giấy kiểm dịch, được xét nghiệm âm tính với các bệnh bắt buộc do cơ quan chuyên môn cấp, nguồn gốc rõ ràng và thể trạng khỏe mạnh.

Thức ăn cho tôm chân trắng phải đáp ứng yêu cầu tỷ lệ đạm 32 – 38%, độ ẩm < 11%, lipit 4 – 6%. Cần mua những loại thức ăn có nguồn gốc rõ ràng tại các cơ sở có đăng ký kinh doanh, đảm bảo chất lượng theo quy định của bộ thủy sản. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung khoáng, vitamin E, C, dầu mực để tôm có thêm sức đề kháng. Nên cho ăn với tần suất và liều lượng phù hợp, tránh thừa thức ăn làm ô nhiễm môi trường ao nuôi. Nên sử dụng sàng để cho tôm ăn kết hợp với quan sát để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi tôm sú, Mô hình nuôi lươn không bùn, Kỹ thuật nuôi ếch 

Quản lý môi trường ao nuôi

Sử dụng chế phẩm sinh học EM2 được sản xuất từ EM gốc để quản lý môi trường ao nuôi, cụ thể cách làm như sau:

  • Nguyên liệu: 1 lít EM gốc + 1 lít mật đường + 45 – 50 lít nước ngọt sạch khuẩn + 2kg thức ăn số 0 + 10g muối ăn.
  • Cách làm: cho hỗn hợp vào thùng ủ kín từ 5 – 7 ngày.
  • Cách sử dụng: Sử dụng định kỳ 3 – 7 ngày/lần tùy theo điều kiện màu nước ao nuôi, liều lượng cho phép là 50 lít EM2/1000 m3 nước.

Biện pháp phòng ngừa bệnh

Sử dụng những biện pháp phòng ngừa bệnh để thu được mùa tôm tốt nhất
Sử dụng những biện pháp phòng ngừa bệnh để thu được mùa tôm tốt nhất

Song song với việc áp dụng những kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, bạn cũng cần sử dụng những biện pháp phòng ngừa để tránh lây lan dịch bệnh ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng của toàn bộ ao hồ.

  • Xây dựng ao cấp nước bổ sung trong nhà bạt để phòng ngừa hiện tượng tôm sốc môi trường nước.
  • Dùng Iodine định kỳ 20 ngày/lần để phòng bệnh cho tôm, những tháng về sau có thể giảm xuống 15 ngày/lần. Tuân thủ theo đúng liều lượng hướng dẫn từ phía nhà sản xuất.
  • Dùng chế phẩm sinh học EM2 bón định kỳ 5 – 7 ngày/lần để gây màu nước và phân hủy các khí độc. Lưu ý nếu dùng EM2 thì không dùng Iodine và các chất diệt khuẩn khác.

Trong quá trình nuôi tôm chân trắng cần thường xuyên kiểm tra tình trạng bạt để tránh rách bạt khi có gió to. Bên cạnh đó cũng cần trang bị nhiều thiết bị quạt nước và quản lý thời gian chạy quạt để đảm bảo cung cấp đủ oxy trong quá trình nuôi tôm.

Một số điểm lưu ý khi nuôi tôm qua mùa đông

Như Đỉnh Phong đã chia sẻ thì nuôi tôm vụ đông bao giờ cũng gặp nhiều khó khăn hơn bởi lúc này nền nhiệt độ rất thấp, có thể ảnh hưởng đến hoạt động sinh sống của tôm. Chính vì thế các nhà nuôi tôm sẽ cần phải tìm hiểu các lưu ý trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đông để có những giải pháp phù hợp: 

Sử dụng vi sinh xử lý nước ao nuôi

Vào mùa đông việc sử dụng vi sinh để xử lý nước trong ao thường rất khó khăn do các chủng vi sinh phân hủy hợp chất hữu cơ hoạt động rất kém trong nền nhiệt độ thấp. Lúc này để xử lý phân tôm cũng như xác tảo một cách tốt nhất, bạn cần xây dựng hệ thống nuôi tốt nhằm gom các chất thải vào hố xi phông và lấy ra hằng ngày. Cách này cũng có thể áp dụng cho tất cả các mùa vụ trong năm mà không tốn quá nhiều chi phí cho việc sử dụng các chế phẩm sinh học.

Thay nước cho ao nuôi tôm vào mùa đông

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng đòi hỏi bạn phải thường xuyên thay nước để đảm bảo môi trường phù hợp cho tôm sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, việc thay nước vào mùa đông có thể khiến môi trường nước bị thay đổi đột ngột dẫn đến tôm lột nhiều và bị rớt đáy. Do vậy cần thay nước với một lượng vừa phải (< 15% lượng nước trong ao) và làm ấm nước trước khi đưa vào hồ. Ngoài ra, hệ thống ao hồ nuôi tôm cũng nên chuẩn bị ao chứa nước có mái che để nâng nền nhiệt độ vào mùa đông.

Xử lý khí độc trong ao nuôi

Thời gian nuôi tôm vào mùa đông thường dài hơn so với mùa hè (tầm hơn 4 tháng) vì thế các loại khí độc đặc biệt là NO2 có thể tích tụ trong ao gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Lúc này, bạn cần phải áp dụng các biện pháp loại bỏ hoặc giảm thiểu những loại khí này. 

Có 2 cách thông dụng và phổ biến nhất để xử lý khí NO2 đó là thay nước hoặc sử dụng hóa chất để trung hòa. Tuy nhiên như đã nói mùa đông là mùa khá nhạy cảm vì thế nên lựa chọn các biện pháp phù hợp và đảm bảo xử lý kỹ càng trong tất cả các thao tác.

>>> Xem thêm: Chi tiết kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt đạt hiệu quả

Tôm lột không cứng vỏ vào mùa đông

Sử dụng những loại bạt chất lượng do Đỉnh Phong cung cấp để mang lại hiệu quả canh tác cao
Sử dụng những loại bạt chất lượng do Đỉnh Phong cung cấp để mang lại hiệu quả canh tác cao

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tôm lột không cứng vỏ vào mùa đông có thể xuất phát từ các yếu tố: 

  • Thiếu hoặc mất cân đối lượng khoáng có trong nước.
  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột.
  • Tôm bị nhiễm các sinh vật gây bệnh.

Đối với các nguyên nhân chủ quan như thiếu khoáng chúng ta có thể áp dụng các biện pháp nâng kiềm đối với ao nuôi vào mùa đông (>150ppm). Bên cạnh đó cũng không nên thay quá nhiều nước trong một lần để tránh hiện tượng tôm bị sốc nhiệt và lột đồng loạt. Còn đối với trường hợp tôm bị nhiễm bệnh thì cần khử trùng ao nuôi bằng những loại thuốc hoặc hóa chất phù hợp.

Bên cạnh việc áp dụng những kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong suốt quá trình canh tác thì các nhà nuôi cũng cần chú ý đến giai đoạn chuẩn bị trước và sau khi nuôi. Cần vệ sinh bạt lót hồ trước khi chuẩn bị vụ nuôi mới để loại bỏ các tác nhân gây hại tới sức khỏe của tôm. Bên cạnh đó sử dụng những loại lót bạt chất lượng với chất liệu an toàn để thân thiện hơn với môi trường nuôi, phòng tránh các hiện tượng thủng bạt làm rò rỉ nước trong quá trình nuôi.

Sử dụng những loại bạt chất lượng do Đỉnh Phong cung cấp để mang lại hiệu quả canh tác cao

Công ty TNHH Đỉnh Phong là địa chỉ trực tiếp sản xuất các sản phẩm bạt lót hồ HDPE với hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo mang đến những sản phẩm an toàn, chất lượng với giá cả phù hợp nhất. Nếu có nhu cầu sử dụng sản phẩm bạt lót cho hồ tôm, vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi để được tư vấn và báo giá nhanh nhất:

  • Hotline: 0703 188 188 – 0723 778 256 – 0723 778 257
  • Website: https://dinhphong.com.vn/
  • Địa chỉ: Ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.

Trên đây là những hướng dẫn cơ bản nhất về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nhằm tối ưu hóa và đem lại hiệu quả cao nhất cho người nuôi. Chúc các bạn áp dụng thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.