Chanh dây là một loại rất dễ trồng, không cần đầu tư vốn quá nhiều mà vẫn thu được lợi nhuận cao. Do đó, có rất nhiều người lựa chọn trồng các mô hình chanh dây để tạo thêm thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, để chanh dây thu được sản lượng tối đa thì nên nắm rõ được kỹ thuật trồng chanh dây đạt năng suất. 

Đọc ngay bài viết dưới đây để được hướng dẫn cụ thể các kỹ thuật khi trồng, chăm sóc và thu hoạch ngay nhé! 

Một số đặc điểm về chanh dây cần biết

Chanh dây hay còn được nhiều gọi là chanh leo, mát mát
Chanh dây hay còn được nhiều gọi là chanh leo, mát mát

Chanh dây hay còn có một số tên gọi khác như là: chanh leo, mát mát, mắc mát,… Là loại cây thuộc dáng bán thân gỗ, loại cây thân leo thích hợp trồng ở nhiều nơi. Hiện nay, tại Việt Nam đang ưa chuộng trồng hai giống là chanh dây vỏ vàng và chanh dây vỏ đỏ. 

Chanh dây thường có vị hơi chua, thường được dùng để pha nước uống giúp giải khát và giải nhiệt rất hiệu quả. Ngoài ra, chanh dây còn được sử dụng để làm nguyên liệu làm bánh, kem, đồ tráng miệng,… Bên cạnh đó, chanh dây còn được sử dụng làm nguyên liệu chế biến trong y dược. 

Để chanh dây phát triển và sinh trưởng tốt thì trong kỹ thuật trồng chanh dây cần để ý một số đặc điểm riêng biệt của cây như:

  • Nhiệt độ sinh trưởng và phát triển tốt: 15 đến 300 C (với đầy đủ điều kiện ánh sáng) trên nền nhiệt khí hậu ấm. 
  • Độ ẩm: Chanh dây là loại cây ưa ẩm, để cây ra trái cần tưới đủ nước nhất vào mùa nắng hay hanh khô. 
  • Đặc biệt, nếu chanh dây bị thiếu nước chanh dây sẽ đồng loạt bị rụng hoa và rụng quả. Một trường hợp khác của quả chanh dây sẽ bị teo khô, không có nước trong quả. Từ đó, mất đi giá trị sử dụng khi thu hoạch. 

Các điều kiện thích hợp để trồng chanh dây 

Nắm được các điều kiện trồng là bước đầu của kỹ thuật trồng chanh dây
Nắm được các điều kiện trồng là bước đầu của kỹ thuật trồng chanh dây

Biết được các điều kiện thích hợp để trồng chanh dây được coi là bước đầu để chọn lọc ra môi trường phát triển khi tiến hành các kỹ thuật trồng chanh dây. Cụ thể các điều kiện phải đáp ứng như:

  • Về đất trồng: 
    • Chanh dây là loại cây dễ sống trên nhiều các loại đất khác nhau, vì vậy có thể thích hợp trồng ở nhiều địa phương khác nhau. Thế nhưng, cần đảm bảo độ pH của đất từ 5.5 -6.0. Độ cao thích hợp trồng từ 500 – 1.000m (so với mặt nước biển)
    • Mỗi hố trồng cây phải đạt kích thước từ: 60 – 60 – 60cm hoặc 50 – 50 – 50cm. 
  • Về độ ẩm của đất: Cây chanh dây ưa ẩm, do đó luôn phải đảm bảo độ ẩm trong đất cho cây phát triển để tạo quả. 
  • Về ánh sáng: Cây ưa sáng với cường độ nhẹ. 
  • Lượng mưa: Rải đều từ 1.600mm/năm. Trong giai đoạn đậu hoa và thu quả cần đáp ứng nhiều nước hơn.
  • Phát triển trên giàn leo: Chanh leo thuộc loại cây thân leo nên cần làm giàn để đảm bảo độ thông thoáng để quả có thể phát triển đều. 
  • Chọn giống tốt: Để có thể cho sản lượng quả thu hoạch đạt được tốt nhất và đạt hiệu quả kinh tế nên lựa chọn giống thị trường đang có nhu cầu. 

Để có thể đảm bảo được các điều kiện của kỹ thuật trồng chanh dây thu hoạch được năng suất cao nhất thì có thể lựa chọn trồng kỹ thuật trồng dưa leo trong các màng nhà kính. 

Kỹ thuật trồng chanh dây đúng cách 

Thực hiện đúng các kỹ thuật trồng chanh dây giúp nâng cao sản lượng thu hoạch
Thực hiện đúng các kỹ thuật trồng chanh dây giúp nâng cao sản lượng thu hoạch

Sau khi nắm được các điều kiện trồng chanh dây, để đảm bảo kỹ thuật trồng chanh dây được đúng cách cần thực hiện qua những quy trình sau: 

Lựa chọn giống cây chanh dây 

Chanh dây có rất nhiều giống khác nhau, nhưng được ưa chuộng tại Việt Nam có hai loại được ưa chuộng nhất là:

  • Chanh dây vỏ vàng: 
      • Ưu điểm: Thích ứng tốt với mọi loại điều kiện đất đai, có vỏ ngoài vàng ươm rất bắt mắt, cây có khả năng tự chống sâu bệnh hại tốt và có sức sống rất mãnh liệt. 
      • Nhược điểm: Cho năng suất quả vừa phải, phần cơm bọc ngoài hạt chanh dây không được dày và nhiều. 
  • Chanh dây vỏ tím: 
    • Ưu điểm: Có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất vượt trội từ kích thước trái đến sản lượng.
    • Nhược điểm: Sinh trưởng và phát triển thích hợp nhất với những vùng đất có địa hình cao. 

Sau khi lựa chọn được giống chanh dây thì cần kiểm tra sức khỏe của cây giống, lá tươi phát triển và cao từ 10-12cm (nếu chọn trồng cây từ bầu). Hoặc với các loại hạt cần chọn hạt trong các vườn ươm uy tín, có xuất xứ rõ ràng. 

Lựa chọn kỹ thuật trồng chanh dây

Tiếp theo sau bước chọn được chọn giống cây muốn trồng  thì chúng ta lựa chọn kỹ thuật trồng chanh dây thích hợp nhất. Một trong hai phương pháp có thể lựa chọn phải kể đến như: 

Trồng cây từ bầu tách sẵn 

Phương pháp trồng cây từ bầu tách sẵn thích hợp để trồng trực tiếp vào các màng nhà kính sẽ kiểm soát được sự phát triển của từng cây. Để thực hiện kỹ thuật trồng chanh dây bằng bầu cần thực hiện theo quy trình:

  • Chuẩn bị các dụng cụ: dụng cụ cắt bầu nilon/nhựa, dụng cụ đào hố và dụng cụ tưới nước. 
  • Đào một lỗ chính giữa hốc cây, sau đó đặt cây đã được tháo lớp nilon/nhựa từ bầu vào hố. 
  • Lấp lớp đất và nén nhẹ cây để cố định cây. 
  • Tưới nước ngay cho cây để tạo môi trường ẩm cho rễ cây có thể thích ứng. Có thể phủ thêm các bạt nhựa HDPE để tránh sự thoát hơi nước vào những ngày trời nắng quá gắt. 

>>> Xem thêm: Hướng dẫn thiết kế nhà kính trồng rau sạch đơn giản

Trồng cây bằng hạt 

Bên cạnh phương pháp trồng chanh dây bằng bầu tách sẵn thì có thể trồng chanh dây bằng hạt. Khi trồng cây bằng hạt, trước tiên cần phải phải tách hạt từ quả tươi bằng cách dùng vải xô chà nhẹ để loại bỏ lớp thịt bên ngoài. Tiếp theo tiến hành

  • Phơi khô hạt từ 3-4 ngày, sau đó rửa sạch và hong khô trong bóng râm. 
  • Tiến hành làm đất gieo hạt như trồng các loại quả khác. Đợi từ 10 đến 20 ngày hạt sẽ nảy mầm. Sau khi cây con phát triển cao từ 10cm thì có thể tách và trồng như phương pháp tách bầu. 
  • Nếu gieo không hết có thể bảo quản bằng cách: cất vào hộp kín và để vào ngăn mát tủ lạnh. 

Tiến hành trồng chanh dây trong màng nhà kính 

Trồng cây trong nhà kính đảm bảo được khoảng cách trồng chanh dây
Trồng cây trong nhà kính đảm bảo được khoảng cách trồng chanh dây

Để đảm bảo được các điều kiện về đất, nước, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, mật độ trồng cây được kiểm soát tốt nhất thì có thể làm giàn trồng cây trong các màng nhà kính. Cách trồng rất đơn giản bằng các quy trình cụ thể như:

  • Chuẩn bị đất: Cần chuẩn bị trước 1 tháng để tạo điều kiện tốt nhất cho cây phát triển. Đất được làm cỏ, xới cho tơi xốp và có rãnh thoát nước. Đào hố kích thước 60 x 60 x 60cm, bón vôi và lót thêm phân chuồng. 
  • Làm giàn thích hợp: Nên lựa chọn làm giàn chữ T cho ánh sáng được tiếp xúc đều từng cây một. Độ cao thích hợp từ 1,8 – 2m bằng tre, gỗ hoặc bê tông tùy điều kiện. Bên trên căng lưới thép đều với kích thước ô vuông 40 x 40cm.
  • Khi trồng tiến hành thực hiện như cách bầu tách sẵn. Vào từng độ tuổi mà sẽ cần bón thêm phân thúc, phân đạm và kali cho cây. 
  • Nếu lựa chọn kỹ thuật trồng chanh dây trong nhà kính sẽ có hệ thống nước tưới tự động đảm bảo cây luôn đủ ẩm. Tuy nhiên, vẫn cần thường xuyên kiểm tra lượng nước để đảm bảo tưới đủ nước cho cây. 

>>> Xem thêm: Lợi ích của việc trồng cây trong nhà kính là gì?

Cách chăm sóc chanh dây mới trồng

Để đảm bảo các kỹ thuật trồng chanh dây được có hiệu quả nhất, khi chăm sóc chanh dây sau khi tiến hành trồng cần phải đảm bảo các yêu cầu:

  • Trong vòng 1 năm, cần lưu ý làm cỏ ít nhất từ 4 – 5 lần để vườn được thông thoáng, hạn chế được côn trùng có cơ hội tấn công. 
  • Khi tiến hành phân bồn và làm cỏ sát gốc nên làm cỏ bằng tay để không tác động quá nhiều vào rễ cây. 
  • Bón thêm phân trong các giai đoạn phát triển của cây. 
  • Khi cây phát triển được từ 0,8 đến 1m tiến hành bấm ngọn và tỉa cành để cây tập trung phát triển cành thứ cấp. Chỉ giữ lại 3 đến 5 cành khỏe mạnh và tỏa đều các hướng trên giàn. 
  •  Vào mùa mưa cần loại bỏ các lá già, lá sát gốc để không ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Từ đó tập trung thụ hoa kết quả. 

Thu hoạch quả chanh dây 

Chanh dây sau khi trồng từ 5 đến 6 tháng đã có thể cho thu hoạch. Để đảm bảo chất lượng quả thì chỉ nên thu hoạch quả trong vòng 2 năm, sau đó cho đất nghỉ và cải tạo lại đất rồi tiến hành trồng tiếp mùa tiếp theo. 

Khi muốn thu hoạch các loại chanh leo vỏ tím thì cần quan sát phần vỏ chuyển từ màu xanh sang hơi tím là đã có thể thu hoạch. Để đảm bảo trái không bị trầy xước nên sử dụng kéo cắt cành cắt từng trái. 

Hy vọng với “Chi tiết kỹ thuật trồng chanh dây đạt năng suất cao” mà Đỉnh Phong giới thiệu cho bạn sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình trồng chanh dây. Nếu bạn quan tâm về các kỹ thuật trồng trọt cây trồng khác thì có thể truy cập vào website: http://dinhphong.com.vn ngay nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

.