Nuôi tôm nước ngọt đang ngày càng được nhiều người áp dụng bởi giá thành ổn định và nhu cầu tiêu thụ cao. Nếu bạn chưa tìm được cách nuôi tôm nước ngọt thích hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao thì hãy tham khảo ngay bài viết mà Đỉnh Phong chia sẻ dưới đây nhé!

Kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt hiệu quả như thế nào?
Kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt hiệu quả như thế nào?

Nếu bạn đang có nhu cầu nuôi tôm nước ngọt thì hãy tham khảo ngay kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt dưới đây.

Chọn ao nuôi tôm nước ngọt

Bạn nên nhớ tôm cần nhiều oxy để sống bởi chúng cần phải trải qua quá trình lột xác, vì vậy cần chọn ao nuôi sạch, nước trong, không độc hại hay ô nhiễm, nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước thuận lợi, ao nhỏ dễ pha, hòa nước ót với nước ngọt. 

Nước ngọt thường tồn tại nhiều vi sinh vật, ấu trùng, động vật có hại, do đó khi cấp nước cần phải thông qua túi lọc nước. Hơn nữa, khi bơm nước vào ao xong cần phải chạy máy quạt cung cấp oxy và thúc đẩy sự phát triển của sinh vật phù du. 

Ao nuôi tôm kết hợp mang chống thấm HDPE
Ao nuôi tôm kết hợp mang chống thấm HDPE

Ngoài ra, cần sử dụng Bạt Lót Hồ HDPE nuôi tôm giúp chống thấm, ngăn cách các dạng vật chất ở thể lỏng. Bạt nhựa chống thấm HDPE có khả năng chống đâm thủng, chống lão hóa, bức xạ cực tím, dầu và muối và chống ăn mòn tốt. HDPE thân thiện với môi trường. Với khổ rộng 4mm; 5m, 6m, 8mm cùng chiều dài 50m, độ dày từ 0.2 – 1mm, trọng lượng tùy độ dày, mỏng khác nhau từ 1 – 4 m2/kg. 

Nuôi tôm công nghệ cao
Nuôi tôm công nghệ cao

Ngày nay, nhiều người đang áp dụng phương pháp nuôi tôm nước ngọt công nghệ cao giúp tăng năng suất, tăng lợi nhuận. Sử dụng thiết bị hiện đại như: máy cho ăn tự động, tủ điện tự động, dùng phần mềm cài đặt trên điện thoại, điều khiển bằng wifi hoặc bluetooth để quản lý trang trại, thời gian bật tắt cho ăn,…

>>> Xem thêm: Bạt nhựa HDPE giá bao nhiêu? Cập nhật mới nhất

Chọn giống tôm

Chọn giống tôm khỏe mạnh, bơi nhanh, không trầy xước, không mầm bệnh (có thể cần xét nghiệm giống tôm trước khi thả) và phải chọn những con đều nhau, không có lớn quá cũng không có nhỏ quá.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng

Mật độ thả giống nuôi tôm nước ngọt

  • Mật độ thả tôm giống nước ngọt đối với tôm thẻ chân trắng dao động từ 100 – 250 con một mét vuông.
  • Mật độ thả tôm giống nước ngọt đối với tôm sú mật độ thả từ 30 – 40 con một mét vuông.

Lưu ý trước khi thả cần cho các bao giống thả nổi trên mặt nước của ao chuẩn bị thả xuống nhằm cân bằng nhiệt độ giữa bao giống và nước ao. Sau đó, mở miệng bao từ từ để nước ao trộn đều với nước trong bao giống. Chỉ thả giống tôm vào lúc 7h sáng.

>>> Xem thêm: Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú hiệu quả, năng suất cao

Thức ăn cho tôm

“Tôm nước ngọt ăn gì?” là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc nhất khi có ý định nuôi tôm. Thông thường, tôm cần được bổ sung chất dinh dưỡng nên bạn cần điều chỉnh lượng thức ăn theo mức độ lớn dần của tôm. 

Để thực hiện chính xác bạn cần quan sát kích thước, mức độ ăn nhiều hay ít của tôm. Ngoài ra, chất lượng thức ăn phải đảm bảo,có nhiều chủ trang trại nuôi tôm tự sản xuất thức ăn cho tôm bằng nguyên liệu sẵn có như: bột cám, bột ngô, cám viên.

  • Thức ăn công nghiệp: Chọn mua thức ăn thủy sản chuyên dùng cho tôm.
  • Thức ăn sẵn có: sáp dừa, lúa nấu.
  • Nên cho tôm ăn ít nhất 4 lần trong một ngày như: 7h, 12h, 17h, 21h.
  • Phải trộn khoáng và vitamin C bởi tôm cần rất nhiều khoáng chất mà hàm lượng khoáng trong ao nước ngọt rất hạn chế dẫn đến tình trạng mềm vỏ và chết dần trong quá trình nuôi tôm. Việc bổ sung vitamin C giúp tôm tăng cường sức đề kháng.

Chăm sóc tôm nước ngọt

Thức ăn của tôm cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, có thể cho ăn thức ăn cám viên công nghiệp với thức ăn tự nhiên tự làm. Liều lượng của thức ăn theo sẽ thay đổi tùy theo mức độ lớn dần của tôm. Mỗi ngày cho ăn khoảng 5 bữa đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để tôm phát triển tối ưu và hiệu quả nhất.

Cách chăm sóc tôm nước ngọt như thế nào?
Cách chăm sóc tôm nước ngọt như thế nào?

Phòng bệnh cho tôm

Nuôi tôm nước ngọt cũng dễ bị tấn công bởi các sinh vật khác, đặc biệt là nuôi tôm chung với cua. Do đó, cần sử dụng lưới để vây quanh tôn , quan sát màu nước, chủ động phát hiện bất thường, thay nước định kỳ cho ao tôm ít nhất 15 – 30 ngày/lần.

Thay nước định kỳ cho tôm

Thay nước định kỳ cho tôm như sau:

  • Lần thứ 1: Trước thả giống: 8.000 lít/4.000m3.
  • Lần thứ 2: Cuối tháng thứ nhất: 10.000 lít/4.000m3.
  • Lần thứ 3: Cuối tháng thứ 2: 14.000 lít/4.000m3.
  • Lần thứ 4: Trước thu hoạch: 14.000 lít/4.000m3.

Thu hoạch tôm nước ngọt

Dù nuôi tôm nước ngọt hay nước mặn đều có khoảng thời gian giống nhau. Thời gian nuôi tôm khoảng 90 ngày thì tôm có thể đạt 60 – 65 con/kg. Lúc này có thể thu hoạch được. 

Trên đây là thông tin kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt mà Đỉnh Phong đã chia sẻ cho bạn, hy vọng sẽ cung cấp kiến thức hữu ích giúp cho quá trình nuôi tôm nước ngọt được hiệu quả hơn. Khi có nhu cầu nuôi tôm bằng bạt lót HDPE thì hãy liên hệ ngay Đỉnh Phong qua hotline: 0703 188 188 hoặc website https://dinhphong.com.vn để được tư vấn chi tiết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

.