Cá lóc là loài cá có thịt thơm ngon, không tanh và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Đây cũng là loài cá dễ nuôi, tăng trưởng nhanh và mang lợi nhuận hấp dẫn. Vậy kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt như thế nào để đạt hiệu quả cao? Hãy đọc ngay bài viết này, Đỉnh Phong sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về kỹ thuật nuôi cá lóc giống đến cho bà con. 

Đặc điểm sinh học của cá lóc

Cá lóc là loài vật thích sống ở vùng nước đục hoặc khu vực nước chảy, ao tù do có cơ quan hô hấp phụ. Cá lóc chủ yếu ăn các động vật tươi sống như: cá con, tôm, côn trùng, nòng nọc,… và có thể đẻ 5 lần/năm khi được 1 – 2 tuổi. Mùa vụ sinh sản từ tháng 4 đến tháng 8 nhưng tập trung vào tháng 4 và tháng 5.

Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt

Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt
Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt

Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt tương tự như nuôi cá lóc trong ao đất, bể xi măng. Cụ thể cách nuôi cá lóc trong bể lót bạt như sau:

Chuẩn bị ao nuôi cá

Chuẩn bị ao, mô hình nuôi cá trong bể lót bạt
Chuẩn bị ao, mô hình nuôi cá trong bể lót bạt

Khâu đầu tiên trong kỹ thuật nuôi cá lóc là chuẩn bị ao nuôi cá. Khi chuẩn bị quý khách cần lưu ý:

  • Chọn vị trí đặt ao nuôi cá gần sông, hồ… để thuận tiện cho việc thay nước.
  • Chọn khu đất trống để xây bể. Sau đó, dựng các trụ bằng tre hoặc sắt xung quanh rồi rào lưới xung quanh và trải bạt dưới đáy. Bể nên xây theo hình chữ nhật, có độ cao khoảng 1,2m thì mực nước trong bể là 0,8 – 1m.
  • Làm mái che phía trên để che mưa, che nắng cho cá.
  • Đáy bể cá nên xây nghiêng hướng về cống thoát nước. Cống đặt dưới đáy và có lưới lọc để tránh cá chui ra ngoài.
  • Lắp đặt máy bơm để công tác cấp, thoát nước diễn ra nhanh chóng.
  • Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt nguồn nước rất dễ bị ô nhiễm nên cần thay nước thường xuyên. Mỗi lần thay từ ⅓ đến ½ lượng nước có trong bể.
  • Khi nuôi cá lóc trong bể lót bạt, tỷ lệ hao hụt cá lớn hơn so với nuôi cá trong ao đất. Vì thế, bà con nông dân cần chăm sóc kỹ lưỡng để giảm thiệt hại.

Cách nuôi cá lóc con mau lớn

Kỹ thuật nuôi cá lóc tiếp theo là tìm hiểu về cách nuôi. Bà con muốn nuôi cá lóc con mau lớn, không bị bệnh thì phải chú ý đến khâu chọn thời điểm, chọn giống, cách thả cá, cách cho ăn và cách chăm sóc.

Chọn thời điểm nuôi cá thích hợp

Nếu thời tiết tại địa phương thuận lợi và chủ động được nguồn thức ăn thì bà con có thể thả nuôi cá quanh năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các hộ nuôi cá lóc lâu năm có một số thời điểm cần lưu ý:

  • Vụ 1: Bắt đầu thả cá vào tháng 4 – 5 âm lịch và thu hoạch vào tháng 8 – 9 âm lịch. Thời điểm này có khí hậu dịu mát, nguồn thức ăn dồi dào giúp cá lớn nhanh, sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
  • Vụ 2: Bắt đầu thả cá vào tháng 8 – 9 âm lịch và thu hoạch vào cuối tháng 12 hoặc tháng giêng năm sau. Giai đoạn này, nguồn thức ăn chủ yếu có từ phụ phẩm thủy sản tự nhiên.
  • Vụ 3: Bắt đầu từ tháng giêng đến tháng 7. Đây là thời điểm không nên nuôi cá lóc bởi vì giai đoạn này nuôi cá lớn chậm, thức ăn ít, chi phí thức ăn cao và nuôi không có lãi.

Chọn con giống

Chọn cá lóc giống tốt
Chọn cá lóc giống tốt

Đây là yếu tố rất quan trọng trong kỹ thuật nuôi cá lóc. Bà con nên chọn đàn cá giống có kích thước đều nhau. Mỗi con cá giống phải đảm bảo khỏe mạnh, không dị tật, không nhiễm bệnh, cơ thể không bị  mất vảy, mất nhớt, và bơi nhanh nhẹn. Kích cỡ cá lóc giống tốt nhất là khoảng từ 300 – 1000 con/kg.

Mật độ thả cá lóc giống

Đối với nuôi cá lóc trong bể lót bạt mật độ thả cá là từ 10 – 20 con/m2. Ngoài ra, bà con có thể tham khảo mật độ thả cá lóc giống theo bảng dưới đây.

Kích thước cá giống (cm) Mật độ thả cá (con/m2)
3 100
5 50
7 20
10 10
15 4

Cách thả cá lóc giống

Trước khi thả cá lóc giống, bà con nên tắm cho cá qua dung dịch muối loãng 2 – 3% trong khoảng từ 5 – 10 phút để tiêu diệt ký sinh trùng. Sau đó, thả nhẹ nhàng nguyên bao cá xuống nước ao trong khoảng 15 phút để cá thích nghi với nhiệt độ môi trường trong ao rồi mở đầu bao để cá chui ra. 

Lưu ý: Thời điểm thả cá tốt nhất là buổi sáng sớm hoặc chiều mát.

Thức ăn cho cá lóc

Cho cá ăn với liều lượng thích hợp
Cho cá ăn với liều lượng thích hợp

Thức ăn của các loài cá chủ yếu là động vật nên thức ăn cá lóc bao gồm các loại động vật tươi sống như: ếch nhái, tép, giáp xác,… Bà con có thể cho các tập ăn dần các loại thức ăn hỗn hợp được chế biến từ cá kết hợp với tấm, cám, vitamin C,… và phải đảm bảo lượng đạm cao hơn 20% trong khẩu phần ăn. Ngoài ra, bà con có thể cho cá lóc ăn thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến. Tuy nhiên, bà con cần lưu ý là sử dụng máy băm nghiền đa năng để nghiền nát thức ăn cho cá trong giai đoạn nuôi cá con còn nhỏ.

Ngoài ra, khẩu phần ăn cho cá hằng ngày cần cung cấp đủ và phù hợp theo từng giai đoạn phát triển. Bà con có thể tham khảo bảng cho ăn dưới đây:

Kích cỡ cá giống (g/con) Khẩu phần ăn (%)
<10 10 – 12
10 – 20 8 – 10
20 – 30 5 – 8
30 – 50 5 – 8
50 – 100 5 – 8
>100 5

Lưu ý: Bà con nên cho cá ăn với lượng thức ăn vừa đủ, tránh cho ăn quá nhiều hoặc quá ít. Trong quá trình cho ăn, bà con nên cho cá ăn từ từ, từng chút một, ăn hết lại cho tiếp tránh hao hụt lượng thức ăn lớn và gây ô nhiễm nguồn nước. Thời gian cho cá ăn tốt nhất là: Buổi sáng từ 7 – 8 giờ, chiều từ 4 – 5 giờ.   

>>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng không phải ai cũng biết, Kỹ thuật nuôi tôm sú

Quản lý ao nuôi cá lóc

Quản lý ao nuôi cá lóc rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến kỹ thuật nuôi cá lóc con mau lớn. Bà con cần lưu ý một số yếu tố như sau:

  • Duy trì nhiệt độ nước phù hợp từ 28 – 32oC, pH từ 6.5 – 8, DO >4ppm, NH4 và NO3 < 0,1ppm, độ trong từ 35 – 40cm.
  • Thay nước định kỳ khoảng 2 lần/tháng, mỗi lần thay trong 5 ngày và mỗi ngày thay khoảng 30% nước trong ao.
  • Chú ý quan sát khả năng bắt mồi và hoạt động bơi lội của cá. Bắt cá kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu cá mắc bệnh.

Thu hoạch cá lóc

Thu hoạch cá lóc
Thu hoạch cá lóc

Khâu cuối cùng trong kỹ thuật nuôi cá lóc là thu hoạch. Sau khi nuôi cá lóc được 6 tháng, bà con thu tỉa những con cá đạt kích thước thương phẩm và thu hoạch sau 7 – 8 tháng nuôi khi cá đạt kích cỡ từ 1,2 – 1,5 kg/con. Trước khi thu hoạch từ 1 – 2 ngày, bà con không nên cho cá ăn để hạn chế số lượng cá chết.

>> Xem thêm: Mô hình nuôi lươn không bùn, kỹ thuật nuôi ếch 

Trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt hiệu quả. Nếu bà con cần tìm địa chỉ mua bạt nhựa lót hồ HDPE nuôi cá thì hãy tìm đến Đỉnh Phong. Chúng tôi là nhà sản xuất màng phủ nông nghiệp, màng nhà kính, bạt HDPE lót hồ với nhiều năm kinh nghiệm sẽ mang đến cho bà con sản phẩm đạt chuẩn chất lượng với giá cả tốt nhất. Liên hệ ngay qua hotline để được tư vấn thêm về sản phẩm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

.