Cà rốt được biết đến là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao được dùng để ăn tươi và chế biến thành phẩm, hàng hóa. Để nâng cao năng suất, chất lượng của cây trồng cần nắm vững cách trồng cà rốt từ củ đúng kỹ thuật và chăm sóc cây qua bài viết dưới đây!
Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống
Cách trồng cà rốt không quá khó, chỉ cần thực hiện đúng các bước hướng dẫn dưới đây và chăm sóc cây trồng để đạt năng suất cao nhất.
Thời gian trồng
Trồng cà rốt vào tháng mấy? Cà rốt là loại cây ưa khí hậu mát mẻ, do đó rất thích hợp vào mùa đông, có thể gieo trồng từ tháng 7 đến đầu tháng 2 năm sau. Nếu thực hiện đúng cách trồng cà rốt và kiên trì chăm sóc cây đều đặn thì có thể thu hoạch sau 3 tháng.
Phân chia cách trồng cà rốt và thu hoạch như sau:
- Vụ sớm: Gieo từ tháng 7 – 8, thu hoạch vào tháng 10 – 11.
- Chính vụ: Gieo từ tháng 9 – 10, thu hoạch tháng 12 – tháng 1 năm sau.
- Vụ muộn: Gieo từ tháng 1 – 2, thu hoạch tháng 4 – 5.
Đất trồng
Trồng cà rốt yêu cầu đất trồng giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp, ít cát, thoát nước tốt. Tốt nhất là nên mua hoặc làm đất trước khi trồng, có thể trộn đất với hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa,…
Xử lý đất trước khi gieo hạt: Nên gieo hạt cà rốt khoảng từ 2 – 3 ngày và xử lý đất bằng cách rải thuốc trừ sâu Diazan 10H hoặc Regent và phun thuốc trừ bệnh Validacin, Anvil hoặc Tilt super để tiêu diệt các loại côn trùng cắn phá rễ, thân và các loại nấm gây thối rễ, củ.
Ngoài ra, đất trồng cà rốt nên làm kỹ, nhặt cỏ, lên luống rộng 1.0 – 1.2 m, cao 30 – 40 cm, rãnh rộng 20 – 30 cm, tương tự kỹ thuật trồng ớt.
Ngâm ủ và gieo hạt
Hạt cà rốt có vỏ và lông khá cứng, khó thấm nước nên trước khi gieo cần vò hạt cho lông cứng gãy hết. Sau đó, trộn hạt giống với đất mùn theo tỷ lệ 1:1, tưới nước giữ ẩm khoảng 2 – 3 ngày thì đem gieo.
Mỗi hốc gieo từ 2 – 3 hạt, khoảng cách giữa các hốc khoảng từ 7 – 10cm.
Sau khi gieo hạt xong, phủ lên 1 lớp đất mỏng hoặc rơm rạ cắt nhỏ, sau đó tưới nước giữ ẩm vào buổi sáng sớm hàng ngày.
Nắm được kỹ thuật trồng cà rốt này chỉ sau một thời gian sẽ thu hoạch được rất nhiều cà rốt.
Bón phân
Để cây trồng đạt hiệu quả cao nhất thì bón phân là một bước không thể thiếu.
Lượng phân bón: Bón phân cho 1 sào Bắc Bộ (360 m2) khoảng từ 300 – 500 kg phân hữu cơ ủ hoai mục + 15 – 20 kg lân supe + 20 kg đạm urê + 30 kg kali.
Phương pháp bón: Để cây cà rốt tập trung dinh dưỡng phát triển củ tốt nhất, không phát triển thân lá quá mức, nên tập trung vào bón lót là chủ yếu (50 – 60% lượng phân vô cơ của cả vụ) và không nên bón thúc làm nhiều lần.
- Bón lót: Bón toàn bộ phân hữu cơ và phân lân + 10 – 12 kg phân đạm urê + 16 – 18 kg kali. Sau khi lên luống, rải phân đều trên mặt ruộng, trộn đảo kỹ và lấp một lớp đất mỏng lên trên trước khi tiến hành gieo hạt.
- Bón thúc lần 1: Sau khi tỉa lá cây, bón 6 – 8 kg urê + 4 – 5 kg kali.
- Bón thúc lần 2: Khi cây bắt đầu phát triển củ (khoảng 60 – 65 ngày sau gieo), tiến hành bón 2 – 3 kg urê + 6-8 kg kali.
Cách chăm sóc cây cà rốt
Duy trì việc tưới nước hàng ngày để cây cà rốt đủ độ ẩm, nhưng không tưới nước quá nhiều gây úng củ. Chỉ cần tưới nước 1 lần bằng vòi phun nhẹ vào sáng sớm cho cà rốt.
Khi cà rốt cao khoảng 5 – 7cm thì bà con tiến hành cắt bỏ cây còi cọc, ốm yếu, giữ lại cây mập mạp, khỏe mạnh. Nên dùng kéo cắt bỏ những cây nhỏ bởi nhổ sẽ làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây giữ lại.
Khi cây cà rốt được 15 ngày tuổi thì nên tiến hành bón lót đợt đầu tiên bằng phân hữu cơ, phân bò, phân gà, phân trùn quế,… cho cây. Cứ khoảng 15 – 20 ngày lại bón đợt tiếp theo và mỗi đợt bón phân kết hợp xới đất và nhổ cỏ. Nếu củ cà rốt hở ra ngoài thì phải lấy đất lấp lại để tránh củ cà rốt bị xanh.
Phòng trừ sâu bệnh
Nên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh kịp thời để đưa ra cách xử lý tốt nhất, như kỹ thuật trồng cà chua.
- Ở giai đoạn đầu, cây con cần chú ý sâu hại rễ, bệnh lở cổ rễ.
- Ở giai đoạn phát triển thân lá hay gặp phải tình trạng dòi đục lá, sâu khoang, sâu đo xanh, bệnh phấn trắng, bệnh nấm hạch, bệnh sương mai,…
- Ở giai đoạn phát triển củ cho đến trước khi thu hoạch thường xuất hiện các đối tượng dịch hại như: thời kỳ phát triển thân lá và bệnh thối khô, thối đen, thối nhũn,…
- Đối với dòi đục lá nên dùng các loại thuốc có hoạt chất là Abamectin và Cyromazine.
- Đối với sâu ăn lá có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất có tính đặc hiệu, ít độc như các loại thuốc: Sinh học, thảo mộc, vi sinh, ức chế điều hòa sinh trưởng, dầu khoáng.,…
- Đối với nấm bệnh, cần chú trọng các biện pháp canh tác như: Thời vụ, phân bón và độ ẩm. Nên chọn thuốc Bảo vệ thực vật có độ độc thấp, mang tính đặc hiệu, chẳng hạn như: Valydamycin; Carbenzadim; Difenoconazole,…
Thu hoạch
Khi thấy các lá dưới chuyển màu vàng, các lá non ngừng sinh trưởng, vai củ tròn đều thì cần thu hoạch ngay để đạt chất lượng cao, nên thu hoạch vào ngày khô nắng. Nhổ củ, làm sạch đất, rửa bằng nước sạch và cắt bớt phần lá, chỉ cần để lại đoạn cuống dài khoảng 15 – 20 cm là được.
Trên đây là những kiến thức cũng như kinh nghiệm về cách trồng cà rốt đúng kỹ thuật mà Đỉnh Phong mang đến cho bạn. Đừng quên liên hệ với Đỉnh Phong tại https://dinhphong.com.vn khi thực hiện kỹ thuật trồng cà rốt với màng phủ nông nghiệp nhé!