Bầu là loại quả xuất hiện rất nhiều trong bữa cơm của nhiều gia đình của người Việt. Chính vì vậy, nếu biết cách trồng bầu cho ra quả quanh năm thì sẽ có thể bán được quanh năm. Vậy các kỹ thuật trồng bầu được sai trái như thế nào? Có những cách trồng bầu mà hiệu quả mang lại kinh tế? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thể biết được những câu trả lời ngay nhé! 

Đặc điểm của cây bầu 

Trước khi tiến hành cách trồng bầu cần hiểu được đặc điểm của cây bầu
Trước khi tiến hành cách trồng bầu cần hiểu được đặc điểm của cây bầu

Bầu là một loại quả nằm trong dòng họ bầu bí thuộc nhóm thực vật thân thảo. Cây bầu là cây có dây leo tua cuốn, có các thân phân nhánh nhiều. Đặc điểm trên thân cây có phủ lớp lông màu trắng, lá hình tim xẻ thùy (nhiều lá xẻ thùy rộng). Quả bầu khi được hình thành có nhiều hình dạng khác nhau, khi quả già phần vỏ sẽ biến thành gỗ cứng. 

Cây bầu là cây rất dễ trồng không quá kén đất hay thời tiết mà vẫn có thể phát triển tốt. Điều kiện tốt nhất để cây phát triển vẫn nên trồng tại nơi đất khô ráo, không bị ngập úng. 

Một số điều cần lưu ý trước khi trồng bầu 

Cần nắm được những đặc điểm về thời vụ, đất và mật độ khi trồng khi tiến hành cách trồng bầu
Cần nắm được những đặc điểm về thời vụ, đất và mật độ khi trồng khi tiến hành cách trồng bầu

Để thực hiện được cách trồng bầu hiệu quả nhất, trước tiên chúng ta cần nắm được những đặc điểm về thời vụ, đất và mật độ khi trồng. Từ đó, mới đáp ứng được đầy đủ các điều kiện giúp cây cho ra sai trái. 

Thời vụ thích hợp khi trồng bầu 

Bầu là loại cây có thể trồng và thu hoạch quanh năm. Thế nhưng, nếu trồng vào đúng mùa thích hợp sẽ cho sản lượng và trái được chất lượng nhất. Thời điểm tốt nhất để trồng bầu sẽ bắt đầu tháng 11 đến tháng 1 dương lịch hàng năm, kéo dài khoảng 3 tháng liên tục. 

Đất trồng bầu 

Bầu dễ trồng ở mọi loại đất nhưng hợp nhất vẫn nên trồng tại đất mùn hoặc các loại đất phù sa. Những loại đất này có đặc điểm tơi xốp, chứa nhiều chất dinh dưỡng và độ phì nhiêu vô cùng cao. Không những vậy, độ pH của đất phải đạt từ 6 đến 7 là thích hợp nhất. 

Nếu điều kiện chưa đủ tơi xốp thì chúng ta có thể tiến hành cải tạo trước khi trồng bầu. Sau khi cuốc đất tơi xốp thì có thể trộn thêm trấu, phân bón và xơ dừa để tăng chất dinh dưỡng cho đất. 

>>> Xem thêm: Hướng dẫn thiết kế nhà kính trồng rau sạch đơn giản

Mật độ và thời gian thích hợp để trồng bầu 

Bầu là loại thân leo nên khi trồng bầu cần làm giàn để đảm bảo được mật độ phát triển của quả. Để đảm bảo mật độ giữa các cây, khi trồng cây con cần được trồng cách nhau ít nhất 1m. Khi tiến hành gieo hạt trong các hốc chỉ nên gieo từ 3-4 hạt trong các hốc có kích thước 50x50x30cm. 

Thời điểm thích hợp trồng bầu nên dựa vào mùa bầu cho sai trái. Thời tiết từ tháng 11 đến tháng 1 sẽ mát mẻ, nắng không quá gắt và lượng mưa vừa phải. Do đó, trồng bầu vào thời điểm này bầu sẽ được thuận tiện phát triển tốt nhất. 

Để có cách trồng bầu hiệu quả nên lưu ý về các điều trên để cho cây có các điều kiện phát triển và sinh trưởng tốt nhất. 

Cách trồng bầu cho quả to, sai trái              

Tiến hành cách trồng bầu có thể thực hiện bằng hai cách là: cách trồng bầu bằng hạt bầu và cách trồng bầu bằng cây con. Cụ thể cách trồng là: 

Cách trồng bầu bằng hạt giống

Để trồng bầu bằng hạt giống cho quả được to, sai trái, trước tiên cần lựa chọn kỹ càng hạt giống sẽ trồng. Nên lựa chọn những đơn vị cung cấp giống uy tín để mua hạt giống. 

Ngoài ra, có thể lấy hạt giống từ những quả bầu đã già từ mùa vụ trước để làm hạt giống gieo tiếp vào mùa sau. Tuy nhiên cần phải lựa ra những hạt to mẩy, đẹp để có thể cho trái đạt năng suất nhất.  

Khi có hạt giống tiến hành cách trồng bầu bằng hạt như sau:

  • Xử lý hạt bầu trước khi tiến hành gieo hạt xuống đất: Thực hiện ngâm hạt trong nước ấm từ 400C trong vòng từ 3 đến 6 giờ. Sau đó, để ráo hạt và ngâm hạt trong một chiếc khăn ấm. Để trong ngăn mát của tủ lạnh trong vòng 1 ngày. Quan sát thấy hạt đã nứt và nảy mầm thì có thể mang đi gieo. 
  • Chuẩn bị giá thể gieo hạt: Giá thể này là hỗn hợp gồm có xơ dừa, mùn cưa/than bùn trộn với nhau. Tiến hành đắp hỗn hợp lên đất sau để chuẩn bị gieo hạt.
  • Gieo hạt: Khi gieo hạt nên gieo ở độ sau từ 2-3 cm (khoảng 1 lóng tay). Sau đó đắp giá thể lên đất và chỉ tiến hành phun nhẹ nước để tạo độ ẩm cho cây con phát triển. 

>>> Xem thêm: Lợi ích của việc trồng cây trong nhà kính là gì?

Cách trồng bầu bằng cây con 

Thực hiện cách trồng bầu bằng cây con không quá phức tạp như cách trồng bầu bằng hạt. Tiến hành bằng cách:

  • Tiến hành làm đất trồng: Để đất khi trồng bầu được tơi xốp, trước khi trồng bầu cần phải tiến hành đào và xới đất. Nếu đất thiếu chất dinh dưỡng nên tiến hành bón thêm các loại phân lót ở bước này. 
  • Tiến hành trồng cây con: Với mỗi hốc đất trồng từ 3-4 cây bầu con đã nứt mầm, cây có từ 2-3 lá mới nên chọn để trồng vào luống. Sau khi trồng cần vun đất đến nửa thân của cây bầu con. Sau đó tiến hành tưới nước nhẹ cho chắc chắn. 
Cây con có từ 2 đến 3 lá khỏe thì mới có thể trồng
Cây con có từ 2 đến 3 lá khỏe thì mới có thể trồng

Cách chăm sóc bầu và thời điểm thu hoạch thích hợp sau khi trồng         

Sau khi tiến hành các cách trồng bầu, để cây có trái quanh năm thì các bước chăm sóc sau khi trồng cũng cần chú ý để mang lại hiệu quả cao. Một số những lưu ý khi chăm sóc cây cần chú ý như: 

  • Tưới nước: Đầy đủ và thường xuyên nhất, ít nhất 2 ngày tiến hành tưới một lần. Đặc biệt, khi cây ra hoa và kết trái thì tăng lượng nước lên gấp 2 lần lượng nước tưới hằng ngày.
  • Bón phân: Trong khoảng từ 60 ngày trồng cần tiến hành bón phân đạm để thúc cây phát triển. Tiến hành bón đến khi thấy cây đã ra trái bằng 2 đốt ngón tay thì có thể ngưng. 
  • Làm giàn: Để các cây mọc với mật độ đúng và có chỗ cho trái được phát triển thì sau khi trồng bầu từ 1-2 tháng có thể tiến hành làm giàn. 
  • Bấm ngọn, tỉa cành lá thừa không cần thiết: Sau khi các trái bầu đã hình thành có thể tiến hành bấm ngọn, tỉa các cành dư và lá già để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả được tốt nhất. 
  • Thu hoạch: Sau khi trồng bầu từ 70-75 ngày, các trái bầu sẽ dài từ 20-50cm (tùy vào từng giống sẽ có độ dài trung bình khác nhau), vỏ bắt đầu xanh mơn mởn thì có thể thu hoạch.

>> Xem thêm các kỹ thuật trồng cây trong màng nhà kính khác: kỹ thuật trồng dưa leo | kỹ thuật trồng cà chua | kỹ thuật trồng ớt

Chăm sóc cây bầu cũng giúp cây bầu cho trái quanh năm
Chăm sóc cây bầu cũng giúp cây bầu cho trái quanh năm

Hy vọng với những chia sẻ về “cách trồng bầu cho nhiều trái” mà Đỉnh Phong chia sẻ cho bạn sẽ có thể áp dụng để có một mùa bội thu. Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0703 188 188 – 0723 778 256 – 0723 778 257 hoặc website https://dinhphong.com.vn để có thể được tư vấn và hỗ trợ các thông tin về màng nhà kính ngay nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

.